Kế toán thuế công ty xây dựng: Cần làm những gì?

Công ty xây dựng có những đặc thù riêng biệt so với những loại hình như sản xuất hay kinh doanh. Do đó, kế toán thuế công ty xây dựng cũng tương đối khó so với những ngành khác. Vậy, công việc của bộ phận này là gì? Cần phải chú ý những điều gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về kế toán thuế công ty xây dựng

Công ty xây dựng là các đơn vị, tổ chức có đầy đủ chức năng để kí kết hợp đồng xây dựng công trình với chủ đầu tư. Hoặc đơn vị này có thể đảm nhận một hạng mục, công việc nào đó trong toàn bộ công trình lớn.

Trong các công ty xây dựng, kế toán sẽ theo dõi dựa trên từng công trình, hạng mục mà công ty trúng thầu. Kế toán sẽ bóc tách các chi phí ở từng công trình này.

Những chi phí sẽ được theo dõi bao gồm:

  • Chi phí nguyên vật liệu chính (621): Tính dựa trên nguyên vật liệu tiêu hao xuất cho từng dự án.
  • Chi phí nhân công (622): Dựa trên số ngày công, bậc thợ và khối lượng công việc.
  • Chi phí máy móc thi công (623): Dựa vào loại máy, ca máy. Sau đó, tính mức tiêu hao nhiên liệu, lương nhân công điều khiển và khấu hao máy móc.
  • Chi phí điều hành chung: Phân bổ dựa theo tỉ lệ nguyên vật liệu chính hoặc nhân công

Kế toán sẽ đưa các chi phí trên vào riêng rẽ từng công trình, hạng mục. Chi phí của dự án nào thì đưa vào trị giá dự án đó, không gộp chung lại tất cả công trình lại với nhau. Kế toán thuế công ty xây dựng sẽ theo dõi, tập hợp những chi phí này. Từ đó, có thể hạch toán những chi phí chính xác để tính thuế phải nộp cho doanh nghiệp.

ke-toan-thue-cong-ty-xay-dung

Đặc trưng của kế toán thuế công ty xây dựng

Công ty xây dựng có đặc thù khá riêng biệt so với các ngành khác. Do đó, kế toán thuế công ty xây dựng cũng sẽ có những đặc thù riêng.

Cụ thể:

  • Giá thành: Chỉ phát sinh một lần. Không có sự lặp lại liên tục như các công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ khác.
  • Thời gian theo dõi: Tùy thuộc vào dự án và công trình. Thời gian này có thể kéo dài vài tháng, 1 năm hoặc lên tới vài năm.
  • Chi phí: Tập hợp dựa trên từng công trình riêng.
  • Giá xây dựng: Phụ thuộc vào địa điểm xây dựng. Công ty xây dựng có thể nhận công trình ở những tỉnh, thành khác nhau. Giá ở mỗi nơi mỗi khác. Do đó, kế toán thuế cần linh hoạt, vận dụng hợp lý để tính toán các chi phí, giá xây dựng.
  • Các hóa đơn cần phải được tập hợp về trước khi ngày nghiệm thu công trình.
  • Khi hoàn thành công trình và đã có biên bản nghiệm thu, kế toán phải xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu. Trường hợp dù khách hàng chưa thanh toán cũng xuất hóa đơn.

Công việc kế toán thuế công ty xây dựng

Thông thường, kế toán thuế sẽ theo dõi các chi phí của công ty. Sau đó đưa vào hạch toán để tính thuế cho doanh nghiệp. Kèm theo đó là nhiệm vụ khai báo thuế cùng các vấn đề về thuế khác của doanh nghiệp.

Có 3 loại thuế mà công ty xây dựng cần phải nộp. Đó là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Kế toán thuế công ty xây dựng sẽ tính thuế dựa trên công thức sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có)) x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (Doanh thu – Chi phí + Các khoản thu nhập khác) – Thu nhập miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển
  • Thuế suất sẽ là 20% do là loại hình công ty xây dựng (áp dụng Khoản 6, Điều 1, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013).

Thuế thu nhập cá nhân

Kế toán thuế công ty xây dựng sẽ tính thuế dựa trên công thức:

  • Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế (Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ) x Tỷ lệ thuế suất thu nhập cá nhân.

Người lao động sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu có tổng thu nhập chịu thuế trên 11 triệu đồng/tháng. Khoản thu nhập này đã trừ các khoản đóng bắt buộc theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…) và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…

ke-toan-thue-doanh-nghiep

Thuế giá trị gia tăng

Kế toán thuế công ty xây dựng sẽ tính thuế giá trị gia tăng theo công thức

  • Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế GTGT.

Tại Điểm g, Khoản 1, Luật Thuế Giá trị gia tăng có quy định: Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị.

Tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Khoản 5, Điều 1, Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013. Trong đó, dịch vụ, xây dựng không bao gồm thầu nguyên vật liệu chịu thuế 5%. Sản xuất, vận tải dịch vụ có gắn hàng hóa, xây dựng bao gồm cả thầu nguyên vật liệu sẽ có thuế là 3%.