LĨNH VỰC DỊCH VỤ

I.Giới thiệu hướng dẫn.

Loại hình dịch vụ là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hoạt động cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng góp phần thúc đẩy sự trao đổi hàng hóa. Các công việc kế toán tại công ty dịch vụ đòi hỏi phải nắm được mô hình kinh doanh để xác định, ghi nhận , phản ánh chính xác kịp thời tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Các loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến:

+ Loại hình Dịch vụ có nhập xuất kho và tính giá thành sản phẩm bao gồm:

-      Dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống như: cafe, khách sạn, nhà hàng tiệc cưới, quán bar,..

-      Dịch vụ kinh doanh vận tải như: đường sắt, đường thủy, đường bộ, hàng không, các dịch vụ logistic

-      Dịch vụ truyền thông và sự kiện như: PA, tiệc cưới,..

-      Dịch vụ đào tạo như: lái xe, tổ chức dạy nghề,..

-      Dịch vụ khám chữa bệnh, bệnh viện,..

-      Dịch vụ truyền hình cáp, internet,...

-              …...

 

+             Loại hình Dịch vụ kinh doanh không có tính giá thành bao gồm:

-      Dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, đầu tư, tư vấn luật,..

-      Dịch vụ tư vấn du học

-      Dịch vụ tư vấn thi công, thiết kế.

-      Dịch vụ bảo hiểm, tài chính,..

III. Hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán phát sinh chủ yếu của loại hình dịch vụ-Kinh doanh nhà hàng :

Hiện nay, mô hình kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống như cafe, quán bar, nhà hàng ăn uống,...đang phát triển với tốc độ nhanh chóng với mô hình phát triển kinh doanh từ cửa hàng nhỏ lẻ đến theo chuỗi cửa hàng. Bộ phận kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát quy trình, tối ưu chi phí kế toán, lập báo cáo kế toán cung cấp cho nhà quản trị một cách chính xác kịp thời.  Sau đây UY DANH xin hướng dẫn một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu của  lĩnh vực nhà hàng, ăn uống trên phần mềm MISA như tính giá thành, lên định mức sản phẩm, xác định các chi phí, doanh thu,.....

A. Nghiệp vụ mua hàng hóa, nguyên vật liệu chế biến.

1. Mua hàng hóa nhập kho

1.1. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho.
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.
  • Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
  • Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
  • Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.
  • Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán.
  • Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp.

1.2. Định khoản

Nợ TK 152, 156, 611...                 Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133                                    Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331...            Tổng giá thanh toán

 

Ví dụ Ngày 22/01/2020, Công ty TNHH Nhà hàng Ăn uống Nam Bộ mua hàng của công ty Seafood về nhập kho (chưa thanh toán tiền hàng), thuế GTGT 5%. Hai bên thỏa thuận giao hàng tại Công ty Nam Bộ. Công ty Seafood xuất hóa đơn số 0000506 ngày 22/01/2020, ký hiệu số SF/20E:

● Mực ống, số lượng 25 kg, đơn giá mua 350.000 đồng/kg.
● Cá lóc, số lượng 20kg, đơn giá mua 90.000 đồng/kg.
● Cá chép, số lượng 20kg, đơn giá 85.000 đồng/kg.
● Rau cần tây, số lượng 05kg, đơn giá 35.000 đồng/kg.
● Rau ngò gai, số lượng 3kg, đơn giá 25.000 đồng/kg.
● Củ hũ dừa, số lượng 3kg, đơn giá 25.000 đồng/kg.
● Ngó sen, số lượng 3kg, đơn giá 135.000 đồng/kg.
● Hành tây: số lượng 5kg, đơn giá 52.000 đồng/kg
Ví dụ Ngày 22/01/2020, Công ty TNHH Nhà hàng Ăn uống Nam Bộ mua hàng của công ty Seafood về nhập kho (chưa thanh toán tiền hàng), thuế GTGT 5%. Hai bên thỏa thuận giao hàng tại Công ty Nam Bộ. Công ty Seafood xuất hóa đơn số 0000506 ngày 22/01/2020, ký hiệu số SF/20E


● Mực ống, số lượng 25 kg, đơn giá mua 350.000 đồng/kg.
● Cá lóc, số lượng 20kg, đơn giá mua 90.000 đồng/kg.
● Cá chép, số lượng 20kg, đơn giá 85.000 đồng/kg.
● Rau cần tây, số lượng 05kg, đơn giá 35.000 đồng/kg.
● Rau ngò gai, số lượng 3kg, đơn giá 25.000 đồng/kg.
● Củ hũ dừa, số lượng 3kg, đơn giá 25.000 đồng/kg.
● Ngó sen, số lượng 3kg, đơn giá 135.000 đồng/kg.
● Hành tây: số lượng 5kg, đơn giá 52.000 đồng/kg

 

2. Mua hàng hóa bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp.

2.1. Mô tả nghiệp vụ

Khi mua hàng có phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa... Căn cứ vào các hóa đơn chi phí mua hàng liên quan, kế toán mua hàng sẽ phân bổ chi phí thu mua vào các mặt hàng đã mua theo tiêu thức Số lượng hoặc Giá trị của hàng hóa.

2.2. Định khoản

  • Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ

Nợ TK 152, 156, 641, 642…         Giá trị mua hàng        

Nợ TK 133:                                    Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331...            Tổng giá trị mua hàng     

  • Khi phát sinh chi phí mua hàng

Nợ TK 152, 156, 641, 642...               Chi phí mua hàng

Nợ TK 133                                          Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331...                 Tổng giá thanh toán    

 

Ví dụ Ngày 25/01/2020, Công ty TNHH Nhà hàng Ăn uống Nam Bộ mua hàng của công ty TNHH Minh Anh về nhập kho (chưa thanh toán tiền hàng), thuế GTGT 5%. Hai bên thỏa thuận giao hàng tại Công ty Minh Anh. Công ty Minh Anh xuất hóa đơn số 0000102 ngày 25/01/2020, ký hiệu số MA/20E

● Sườn bò úc, số lượng 5 kg, đơn giá mua 1.000.000 đồng/kg.
● Thịt bắp bò úc, số lượng 10kg, đơn giá mua 1.500.000 đồng/kg.
● Tôm sú, số lượng 10kg, đơn giá 145.000 đồng/kg.
● Heo nguyên con, số lượng 2 con- mỗi con 20kg, đơn giá 100.000 đồng/kg.


Công ty TNHH Nhà Hàng Ăn Uống Nam Bộ thuê Công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng về kho với chi phí là 1.000.000đ (VAT 10%) => đã thanh toán tiền vận chuyển. Hóa đơn số 1125346 ngày 25/01/2020, ký hiệu SC/20E.
Ví dụ Ngày 25/01/2020, Công ty TNHH Nhà hàng Ăn uống Nam Bộ mua hàng của công ty TNHH Minh Anh về nhập kho (chưa thanh toán tiền hàng), thuế GTGT 5%. Hai bên thỏa thuận giao hàng tại Công ty Minh Anh. Công ty Minh Anh xuất hóa đơn số 0000102 ngày 25/01/2020, ký hiệu số MA/20E


● Sườn bò úc, số lượng 5 kg, đơn giá mua 1.000.000 đồng/kg.
● Thịt bắp bò úc, số lượng 10kg, đơn giá mua 1.500.000 đồng/kg.
● Tôm sú, số lượng 10kg, đơn giá 145.000 đồng/kg.
● Heo nguyên con, số lượng 2 con- mỗi con 20kg, đơn giá 100.000 đồng/kg.


Công ty TNHH Nhà Hàng Ăn Uống Nam Bộ thuê Công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng về kho với chi phí là 1.000.000đ (VAT 10%) => đã thanh toán tiền vận chuyển. Hóa đơn số 1125346 ngày 25/01/2020, ký hiệu SC/20E.

 

3. Mua hàng hóa nhập khẩu nhập kho.

3.1. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Khi hàng về đến cảng, nhân viên mua hàng sẽ lập tờ khai hải quan và xuất trình các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển...).
  • Hải quan kiểm hóa và xác định thuế phải nộp.
  • Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu (trường hợp buộc phải nộp thuế ngay).
  • Hải quan cho thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận hàng hóa tại cảng và cho vận chuyển hàng về kho của công ty (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài).
  • Khi hàng hóa về đến kho của công ty, nhân viên mua hàng giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng, đồng thời đề nghị nhập kho hàng hàng hóa.
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho.
  • Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.
  • Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
  • Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.
  • Nếu sau khi nhận hàng phải thanh toán luôn tiền hàng, kế toán sẽ hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp.

3.2. Định khoản

  • Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 152, 156, 611...     Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 111, 112, 331           

Có TK 3333                 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ

Nợ TK 133                      Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331                 Thuế GTGT phải nộp (33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu)

  • Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Nợ TK 152, 156         Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Có TK 111, 112, 331          

Có TK 3333                 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 3331                 Thuế GTGT phải nộp (33312)

  • Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu

Nợ TK 152, 156               Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu)

Có TK 331                  Phải trả người bán

Có TK 3332                 Thuế tiêu thụ đặc biệt             

Ví dụ Ngày 27/01/2020, Công ty Nam Bộ nhập mua hàng nhập khẩu của Công ty FOOD ASIA từ Thái Lan về nhập kho, chưa thanh toán tiền hàng.

● Mặt hàng:
- Thịt bò Kobe Nhật số lượng 200kg, đơn giá 50$ (tỷ giá: 21.000).
- Thịt heo Úc: số lượng 100 kg, đơn giá 40$ (tỷ giá: 21.000).
- Sườn bò Kobe Nhật, số lượng 300 kg, đơn giá 60$ (tỷ giá 21.000)
- Bắp bò Kobe Nhật, số lượng 100 kg, đơn giá 70$ (tỷ giá 21.000)
● Thuế nhập khẩu 10%.
● Thuế GTGT hàng nhập khẩu: thuộc mặt hàng không chịu thuế.
● Tỷ giá theo tờ khai hải quan là: 21.150 Đơn vị thuê công ty Logistic Hải Vân vận chuyển hàng hóa. Chi phí vận chuyển hàng hóa về đến cảng là 32.000.000 đồng, chưa thanh toán. Thuế GTGT 0%


Đơn vị thuê công ty Logistic Hải Vân vận chuyển hàng hóa. Chi phí vận chuyển hàng hóa về đến cảng là 32.000.000 đồng, chưa thanh toán. Thuế GTGT 0%
Đơn vị thuê công ty TNHH Sunrise bảo hiểm hàng hóa đường biển, giá trị hợp đồng là 3.000$ (tỷ giá: 21.200), chưa thanh toán. Thuế GTGT 0% Đơn vị thuê công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng từ cảng về kho, chi phí vận chuyển là 2.150.000, chưa bao gồm VAT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Ví dụ Ngày 27/01/2020, Công ty Nam Bộ nhập mua hàng nhập khẩu của Công ty FOOD ASIA từ Thái Lan về nhập kho, chưa thanh toán tiền hàng.

● Mặt hàng:
- Thịt bò Kobe Nhật số lượng 200kg, đơn giá 50$ (tỷ giá: 21.000).
- Thịt heo Úc: số lượng 100 kg, đơn giá 40$ (tỷ giá: 21.000).
- Sườn bò Kobe Nhật, số lượng 300 kg, đơn giá 60$ (tỷ giá 21.000)
- Bắp bò Kobe Nhật, số lượng 100 kg, đơn giá 70$ (tỷ giá 21.000)
● Thuế nhập khẩu 10%.
● Thuế GTGT hàng nhập khẩu: thuộc mặt hàng không chịu thuế.
● Tỷ giá theo tờ khai hải quan là: 21.150


Đơn vị thuê công ty Logistic Hải Vân vận chuyển hàng hóa. Chi phí vận chuyển hàng hóa về đến cảng là 32.000.000 đồng, chưa thanh toán. Thuế GTGT 0%
Đơn vị thuê công ty TNHH Sunrise bảo hiểm hàng hóa đường biển, giá trị hợp đồng là 3.000$ (tỷ giá: 21.200), chưa thanh toán. Thuế GTGT 0% Đơn vị thuê công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng từ cảng về kho, chi phí vận chuyển là 2.150.000, chưa bao gồm VAT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

 

4. Mua hàng hóa không qua kho.

4.1. Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (không nhập kho), thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Khi nguyên vật liệu về đến phân xưởng sản xuất hoặc công trường, quản đốc phân xưởng hoặc công trường nhận nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất.
  • Nhân viên mua hàng giao cho kế toán mua hàng hóa đơn chứng từ của nhà cung cấp.
  • Kế toán mua hàng hạch toán chi phí và kê khai hóa đơn đầu vào.
  • Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán.
  • Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp.

4.2. Định khoản

Nợ TK 621, 623, 627, 641...          Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133                                     Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331...            Tổng giá thanh toán

Ví dụ Ngày 27/01/2020, Công ty Nam Bộ mua hàng của Công ty TNHH Thực Phẩm Minh Thư đưa ngay vào sản xuất ngay bán trong ngày, thuế GTGT 5%. Đã thanh toán bằng tiền mặt cho công ty Minh Thư.

● Bò nguyên con làm sạch số lượng 30kg, đơn giá 220.000 đồng/ kg.
Ví dụ Ngày 27/01/2020, Công ty Nam Bộ mua hàng của Công ty TNHH Thực Phẩm Minh Thư đưa ngay vào sản xuất ngay bán trong ngày, thuế GTGT 5%. Đã thanh toán bằng tiền mặt cho công ty Minh Thư.

● Bò nguyên con làm sạch số lượng 30kg, đơn giá 220.000 đồng/ kg.

 

5. Mua dịch vụ.

5.1.Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nhu cầu sử dụng một số dịch vụ như: điện, internet, vệ sinh, vận chuyển bốc xếp hàng hóa... thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào thỏa thuận về việc cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp xuất hóa đơn và yêu cầu công ty trả tiền dịch vụ.
  • Kế toán hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, nếu chưa thanh toán ngay kế toán ghi nhận công nợ với nhà cung cấp.

5.2.Định khoản

Nợ TK 152, 156                                            Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 627                                                    Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 641, 642... (Thông tư 200)                Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 6421, 6422... (Thông tư 133)            Giá mua chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133                                                   Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331...                           Tổng giá thanh toán

 

Ví dụ Ngày 30/01/2020, doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán tiền điện tháng 01 cho công ty điện lực Hồ Chí Minh số tiền 12.100.000 (VAT 10%)
Ví dụ Ngày 30/01/2020, doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán tiền điện tháng 01 cho công ty điện lực Hồ Chí Minh số tiền 12.100.000 (VAT 10%)

 

6. Mua hàng công cụ dụng cụ, khấu hao công cụ dụng cụ hằng tháng, tập hợp chi phí để tính giá thành.

6.1.Mô tả nghiệp vụ

            Khi phát sinh nghiệp vụ mua công cụ, dụng cụ sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào nhu cầu sử dụng công cụ, dụng cụ từ các phòng ban, bộ phận trong đơn vị sẽ làm đề nghị yêu cầu mua sắm công cụ dụng cụ phục vụ công việc. Khi yêu cầu được phê duyệt sẽ cử nhân viên Hành chính đi mua sắm công cụ, dụng cụ.
  • Sau khi công cụ, dụng cụ được mua về, bộ phận Hành chính sẽ ghi chép vào sổ theo dõi và lập biên bản giao nhận công cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.
  • Kế toán trưởng, Giám đốc, người giao, người nhận sẽ ký vào biên bản giao nhận công cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.
  • Kế toán mua hàng nhận hóa đơn mua hàng từ nhân viên mua hàng, ghi sổ kế toán và kê khai thuế đầu vào.
  • Kế toán công cụ dụng cụ nhận bộ chứng từ về công cụ dụng cụ để ghi sổ công cụ dụng cụ (Bộ chứng từ gồm: Hóa đơn mua công cụ dụng cụ, hồ sơ kỹ thuật về công cụ dụng cụ (nếu có), biên bản giao nhận công cụ dụng cụ...) và theo dõi công cụ dụng cụ để phân bổ và quản lý sử dụng.

6.2. Định khoản

Nợ TK 242 (TT200)                Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ nhiều lần)

Nợ TK 623, 627, 641, 642      Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ 1 lần và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh)

Nợ TK 1331                             Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

     Có TK 111, 112, 331...        Tổng giá thanh toán

Ví dụ Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của phòng Kinh doanh và phòng Bếp, ngày 01/01/2020 doanh nghiệp mua của Công ty TNHH Xuân Mai các mặt hàng sau (chưa thanh toán), Công ty Xuân Mai xuất hóa đơn số 0025670 ngày 01/01/2020 ký hiệu TL/20E, hàng mua về đưa vào sử dụng ngay.

● Bàn làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 650.000đ, thuế GTGT 10%
● Ghế làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 420.000đ, thuế GTGT 10%.
● Bếp điện, số lượng 10 cái, đơn giá 3.000.000 đồng/ cái, thuế GTGT 10%.
Ví dụ Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của phòng Kinh doanh và phòng Bếp, ngày 01/01/2020 doanh nghiệp mua của Công ty TNHH Xuân Mai các mặt hàng sau (chưa thanh toán), Công ty Xuân Mai xuất hóa đơn số 0025670 ngày 01/01/2020 ký hiệu TL/20E, hàng mua về đưa vào sử dụng ngay.

● Bàn làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 650.000đ, thuế GTGT 10%
● Ghế làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 420.000đ, thuế GTGT 10%.
● Bếp điện, số lượng 10 cái, đơn giá 3.000.000 đồng/ cái, thuế GTGT 10%.

 

7. Mua tài sản cố định, phân bổ tài sản cố định

7.1. Mô tả nghiệp vụ

        Khi phát sinh nghiệp vụ mua mới TSCĐ, thông thường có các hoạt động sau:

  • Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, bộ phận có nhu cầu lập yêu cầu mua sắm tài sản.
  • Bộ phận quản lý tài sản (tại đơn vị lớn thường thành lập thành 1 phòng riêng, đối với các đơn vị nhỏ thường là bộ phận hành chính hoặc phòng tổng hợp) kiểm tra sự phù hợp của yêu cầu mua sắm tài sản chuyển Giám đốc phê duyệt.
  • Giám đốc ra quyết định mua sắm tài sản chuyển bộ phận phụ trách mua sắm tài sản.
  • Bộ phận mua sắm tài sản chuẩn bị hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm các công việc sau: Xem xét các báo giá (ít nhất là 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau), tổ chức đấu thầu (nếu cần thiết), sau khi xem xét xong sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp.
  • Bộ phận mua sắm tài sản chuyển bộ hồ sơ mua sắm tài sản trên và kết quả lựa chọn nhà cung cấp chuyển Giám đốc phê duyệt.
  • Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc, Bộ phận mua sắm tài sản thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan.
  • Bộ phận quản lý tài sản và bộ phận mua sắm tài sản nhận tài sản và bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng.
  • Căn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận tài sản vào thẻ tài sản cố định và sổ theo dõi tài sản cố định theo các bước công việc sau:

o             Khai báo TSCĐ: gắn mã số cho tài sản, khai báo thông tin về tên, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và các thông tin khác.

o             Xác định và ghi nhận nguyên giá Tài sản cố định dựa trên bộ hồ sơ mua sắm Tài sản cố định.

o             Khai báo bộ phận sử dụng, ngày sử dụng, thời gian tính khấu hao và các thông tin về phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng.

7.2. Định khoản

             Nợ TK 211                                                                             Tài sản cố định hữu hình

             Nợ TK 212                                                                             Tài sản cố định thuê tài chính (TT200)

             Nợ TK 2112                                                                           Tài sản cố định thuê tài chính (TT133)

             Nợ TK 213                                                                             Tài sản cố định vô hình (TT200)

             Nợ TK 2113                                                                           Tài sản cố định vô hình (TT133)

             Nợ TK 217                                                                             Bất động sản đầu tư

             Nợ TK 1332                                                                           Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)

                      Có TK 111, 112, 331, 341...                Tổng giá thanh toán

Ví dụ Ngày 10/01/2020, Công Ty Nam Bộ mua mới một số tài sản cố định thanh toán bằng chuyển khoản, thuế GTGT 10%. Công ty Thiên Hòa xuất hóa đơn số 2567825 ngày 10/01/2020, tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay tại các bộ phận Kinh doanh và phòng bếp

● Màn hình Samsung 70 inches sử dụng tại sảnh tiếp khách, Nguyên giá 56.000.000đ
● Lò quay, số lượng 2 bộ, đơn giá 70.000.000 đồng/ cái.
● Ngày bắt đầu sử dụng 10/01/2020.
● Thời gian sử dụng 5 năm.
Ví dụ Ngày 10/01/2020, Công Ty Nam Bộ mua mới một số tài sản cố định thanh toán bằng chuyển khoản, thuế GTGT 10%. Công ty Thiên Hòa xuất hóa đơn số 2567825 ngày 10/01/2020, tài sản cố định đưa vào sử dụng ngay tại các bộ phận Kinh doanh và phòng bếp.

● Màn hình Samsung 70 inches sử dụng tại sảnh tiếp khách, Nguyên giá 56.000.000đ
● Lò quay, số lượng 2 bộ, đơn giá 70.000.000 đồng/ cái.
● Ngày bắt đầu sử dụng 10/01/2020.
● Thời gian sử dụng 5 năm.

 

B. TẠO MÃ CÔNG TRÌNH HOẶC SẢN PHẨM, ĐỊNH MỨC SẢN PHẨM

1.Tạo định mức công trình

Ví dụ: Nhà hàng Nam Bộ có danh sách bán hàng và định mức sản phẩm như sau:

1.Món gỏi sen tôm thịt: có định lượng nguyên vật liệu:

+ Củ hũ dừa: 200 gram

+ Cũ hũ sen: 150 gram.

+ Tôm: 150 gram.

+ Rau thơm: 50 gram

+ Thịt heo: 150 gram

+ Hành tây: 150 gram

 

2.Bê thui: có định mức nguyên vật như sau: ( Note: xuất 20kg bò ra quay thui thành phẩm thu được 18kg_ nhập số lượng sau sơ chế )

+ Bò thui: 300 gram

+ Hành tây: 200 gram.

+ Rau thơm ăn kèm: 100 gram.

 

3.Tôm nướng muối ớt: Có định mức nguyên vật liệu như sau:

+ Tôm sú: 400 gram

+ Muối ớt Tây Ninh: 150 gram.

+ Rau thơm: 150 gram.

 

4.Lẩu Nam Bộ: có định mức nguyên vật liệu như sau:

+ Bắp bò úc: 150gram

+ Tôm sú: 150 gram

+ Sườn bò Kobe Nhật: 150 gram.

+ Rau các loại: 150 gram.

 

2. TẠO CÔNG TRÌNH

 

  • Nghiệp vụ tạo công trình nhằm mục đích xác định được giá thành các công trình bán ra.
  • Danh mục/ công trình/ công trình/ thêm.

 

 

C. Cách phân rã hàng hóa thành NVL khác -> Cách xuất kho tháo dỡ tạo một mã NVL mới:

1  Mô tả nghiệp vụ

Khi có yêu cầu xuất kho vật tư hàng hóa để tháo dỡ thành thành phẩm, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

  • Tùy thuộc vào nhu cầu hàng hóa để bán hàng, trưởng bộ phận bán hàng hoặc bộ phận kho lập lệnh tháo dỡ hàng hóa
  • Căn cứ vào lệnh tháo dỡ kế toán kho hoặc người chịu trách nhiệm sẽ viết phiếu xuất kho hàng hóa mang đi tháo dỡ
  • Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Thủ kho xuất kho hàng hoá
  • Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.
  • Bộ phận đề xuất nhận hàng để mang đi tháo dỡ
  • Sau khi tháo dỡ hàng hóa, bộ phận tháo dỡ yêu cầu nhập kho thành phẩm tháo dỡ
  • Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt
  • Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận thành phẩm và ký vào phiếu nhập kho.
  • Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.

2.Định khoản

2.1. Xuất kho vật tư, hàng hóa để tháo dỡ

Nợ TK 154                      Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152, 156           

2.2. Nhập kho các thành phẩm được tháo dỡ

Nợ TK 155                      Thành phẩm

Có TK 154                  Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Ví dụ Ngày 28/01/2020, kế toán kho căn cứ vào lệnh tháo dỡ, xuất kho 01 heo nguyên con 20kg để tháo dỡ ra các bộ phận chi tiết, sử dụng cho nhà hàng

● Thịt sườn: 5kg
● Thịt ba rọi: 3kg.
● Giò heo: 4kg
● Thịt vai: 5kg.
● Thịt đùi: 3kg
Ví dụ Ngày 28/01/2020, kế toán kho căn cứ vào lệnh tháo dỡ, xuất kho 01 heo nguyên con 20kg để tháo dỡ ra các bộ phận chi tiết, sử dụng cho nhà hàng.

● Thịt sườn: 5kg
● Thịt ba rọi: 3kg.
● Giò heo: 4kg
● Thịt vai: 5kg.
● Thịt đùi: 3kg

 

D. Ghi nhận doanh thu bán hàng

1. Tổng hợp số lượng bán hàng trong ngày, xuất hóa đơn bán hàng và ghi nhận doanh thu giá vốn hàng bán.

1.1. Mô tả nghiệp vụ:

  • Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng hóa trong ngày.
  • Xuất sản phẩm dịch vụ hoàn thành tiêu thụ trong ngày
  • Tính giá vốn cuối kỳ.

1.2. Định khoản:

  • Ghi nhận doanh thu bán thành phẩm.

Nợ TK 111,112,131: Tổng tiền bán hàng, thành phẩm

       Có TK 5113:        Doanh thu bán thành phẩm

      Có TK 3331:         Thuế GTGT đầu ra.

  • Ghi nhận sản phẩm hoàn thành bán ra.

Nợ TK 632:             Số lượng sản phẩm hoàn thành bán ra

       Có TK 154:       Số lượng sản phẩm hoàn thành bán ra

  • Cuối kỳ tính giá thành cập nhập giá vốn hoàn thành bán ra,

 

Ví dụ Ngày 30/01/2020, tổng hợp bán hàng trong ngày như sau:

● Món gỏi sen tôm thịt: số lượng 20 phần, đơn giá 135.000 đồng/ phần.
● Món bê thui: số lượng 10 phần, đơn giá 500.000 đồng/ phần/ 400 gram. ( lệnh sản xuất bê thui vd xuất ra 20kg- khi đi quay số lượng sau khi sơ chế là 16kg)
● Tôm nướng muối ớt: số lượng 10 phần, đơn giá 259.000 đồng/ phần/3 gram.
● Lẩu nam bộ, số lượng 10 phần, đơn giá 499.000 đồng/ phần.
● Bán bia Heineken, số lượng 20 lon, đơn giá 25.000 đồng/lon
Ví dụ Ngày 30/01/2020, tổng hợp bán hàng trong ngày như sau:

● Món gỏi sen tôm thịt: số lượng 20 phần, đơn giá 135.000 đồng/ phần.
● Món bê thui: số lượng 10 phần, đơn giá 500.000 đồng/ phần/ 400 gram. ( lệnh sản xuất bê thui vd xuất ra 20kg- khi đi quay số lượng sau khi sơ chế là 16kg)
● Tôm nướng muối ớt: số lượng 10 phần, đơn giá 259.000 đồng/ phần/3 gram.
● Lẩu nam bộ, số lượng 10 phần, đơn giá 499.000 đồng/ phần.
● Bán bia Heineken, số lượng 20 lon, đơn giá 25.000 đồng/lon

 

 

E. Chi phí lương nhân công sản xuất:

1.Mô tả nghiệp vụ:

  • Tập hợp chi phí lương nhân viên nhà hàng phát sinh hàng tháng, trực tiếp liên quan đến sản xuất như lương nhân viên phục vụ, lương nhân viên bếp, lương nhân viên quản lý,..
  • Các khoản trích lương theo quy định
  • Cuối tháng kết chuyển chi phí lương để tính giá thành sản phẩm.

2.Định khoản nghiệp vụ:

  • Tiền lương nhân viên trực tiếp sản xuất:

Nợ TK 622:        Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất.

     Có TK 334: 

  • Các khoản trích lương theo quy định

             Nợ TK 622: Chi phí bảo hiểm công ty trích lương.

            Nợ TK 334 : Chi phí trích BH từ lương của người lao động

                   Có TK 338: Chi phí bảo hiểm phải đóng.

Ví dụ Công ty Nam Bộ tổng hợp chi phí lương của người lao động tháng 1/2020 là 320.000.000, đồng thời trích các khoản trích lương theo quy định.
Ví dụ Công ty Nam Bộ tổng hợp chi phí lương của người lao động tháng 1/2020 là 320.000.000, đồng thời trích các khoản trích lương theo quy định.

 

F. Xuất kho sản xuất món ăn.

1. Mô tả nghiệp vụ:

  • Căn cứ vào số lượng sản xuất món ăn, kế toán lập phiếu xuất kho NVL để sản xuất món ăn.
  • Theo định mức món ăn đã lập, tạo 1 phiếu xuất kho theo đúng định mức NVL.
  • Trường hợp nếu xuất kho món ăn khác với định mức thực tế, hoặc xuất thay thế cho mã NVL tương đương, kế toán ghi nhận số lượng xuất NVL theo thực tế xuất NVL sản xuất để xuất kho đúng NVL và tính giá thành cho chính xác.

2. Định khoản:

     Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

           Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

M. Đối chiếu định mức xuất kho NVL thực tế và NVL theo định mức:

1.        Mô tả nghiệp vụ:

  • Nghiệp vụ này nhằm đối chiếu số lượng xuất kho NVL thực tế xuất kho với NVL theo định mức sản phẩm đã lập định mức món ăn.
  • Đối chiếu NVL xử lý số lượng chênh lệch so với định mức sản phẩm.

2.        Định khoản chênh lệch:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán.

     Có TK 152: Nguyên vật liệu hao hụt, vượt định mức

G.Tập hợp chi phí để tính giá thành cho công trình.

1.Mô tả nghiệp vụ:

  • Cuối tháng, tập hợp chi phí sản xuất dở dang kết chuyển tài khoản 622, 622, 627.
  • Phân bổ chi phí lương theo tiêu thức NVL trực tiếp tính vào giá thành món ăn.
  • Phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức NVL trực tiếp tính vào giá thành món ăn.

2.Định khoản

Nợ TK 154: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

       Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp

       Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

       Có TK 627: Chi phí sản xuất chung

H. Lập tờ khai thuế GTGT phát sinh, hạch toán khấu trừ thuế GTGT, nộp tiền.

 

K. Báo cáo nhập xuất tồn/ Báo cáo lãi lỗ từng mặt hàng/ Báo cáo công nợ phải thu khách hàng/ Báo cáo công nợ phải trả NCC.

 

L. Các bút toán kết chuyển lãi lỗ.

 

K. Báo cáo tài chính hằng tháng.

TIN TỨC

Thay Đổi Bổ Sung Thông Tin ĐKKD

LIÊN HỆ UY DANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Hãy liên hệ ngay nếu bạn còn có câu hỏi trong đầu.
Đỗ Văn Danh
Phạm Thị Tuyết Trinh