HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THƯƠNG MẠI TRÊN PHẦN MỀM MISA

Giới thiệu hướng dẫn.

Loại hình thương mại là lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất hiện nay và luôn được các chủ doanh nghiệp lựa chọn, vì trong quá trình hoạt động kinh doanh rất đơn giản chủ yếu là việc mua và bán phân phối loại hàng hóa. Để tìm hiểu rõ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của loại hình thương mại, sau đây UY DANH xin hướng dẫn thực hiện công việc kế toán trên phần MISA.

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và video mô phỏng hướng dẫn nghiệp vụ

Nghiệp vụ mua hàng hóa. ( Định khoản và video hướng dẫn)

Mua hàng hóa nhập kho

Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1: Khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho.

Bước 2: Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.

Bước 3: Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.

Bước 4: Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.

Bước 5: Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.

Bước 6: Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán.

Bước 7: Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp.

Định khoản

Nợ TK 152, 156, 611... Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán
Ví dụ Ngày 25/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Minh Anh về nhập kho (chưa thanh toán tiền hàng). •    Ti vi LG 21 inches, số lượng 5, đơn giá mua 2.000.000đ, thuế GTGT 10%
Định khoản nghiệp vụ:
•    Nợ TK 1561: 10.000.000
•    Nợ TK 1331:   1.000.000
•    Có TK 331: 11.000.000
Ví dụ Ngày 25/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Minh Anh về nhập kho (chưa thanh toán tiền hàng). •    Ti vi LG 21 inches, số lượng 5, đơn giá mua 2.000.000đ, thuế GTGT 10%
Định khoản nghiệp vụ:
•    Nợ TK 1561: 10.000.000
•    Nợ TK 1331:   1.000.000
•    Có TK 331: 11.000.000

Mua hàng hóa bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp.

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi mua hàng có phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa... Căn cứ vào các hóa đơn chi phí mua hàng liên quan, kế toán mua hàng sẽ phân bổ chi phí thu mua vào các mặt hàng đã mua theo tiêu thức Số lượng hoặc Giá trị của hàng hóa.

•             Định khoản

1. Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ

Nợ TK 152, 156, 641, 642...
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331...

2. Khi phát sinh chi phí mua hàng

Nợ TK 152, 156, 641, 642... Chi phí mua hàng
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán

Ví dụ Ngày 10/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Minh Hương về nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền hàng.

•    Điện thoại NOKIA LUMIA 520, số lượng 10, đơn giá 3.500.000đ, thuế GTGT 10%
•    Điện thoại NOKIA LUMIA 720, số lượng 5, đơn giá 6.000.000đ, thuế GTGT 10%

Doanh nghiệp thuê công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng về kho với chi phí là 1.000.000đ (VAT 10%) => đã thanh toán tiền vận chuyển.

Hướng dẫn định khoản mua hàng nhập kho:

+ Định khoản mua hàng nhập kho:
•    Nợ TK 1561 ( ĐT 520) : 35.000.000   (10*35.000.000)
•    Nợ TK 1561 ( ĐT 720) : 30.000.000   ( 5*6.000.000)
•    Nợ TK 1331:   6.500.000Có TK 331: 71.500.000

+ Định khoản tiền vận chuyển: Phân bổ chi phí hàng theo số lượng điện thoại nhập kho, chi phí vận chuyển cho 1 điện thoại = 1.000.000/ 15= 66.666 đồng/ chiếc.
•    Nợ TK 1561 (ĐT 520): 666.667
•    Nợ TK 1561 ( ĐT 520): 333.333
•    Nợ TK 133:  100.000
•    Có TK 111: 1.100.000

Đơn giá nhập kho bao gồm chi phí vận chuyển.
Điện thoại NOKIA 520: 35.000.000 + 666.667= 35.666.667 Điện thoại NOKIA 720: 30.000.000 + 333.333 = 30.333.333

Ví dụ Ngày 10/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của công ty TNHH Minh Hương về nhập kho nhưng chưa thanh toán tiền hàng.

•    Điện thoại NOKIA LUMIA 520, số lượng 10, đơn giá 3.500.000đ, thuế GTGT 10%
•    Điện thoại NOKIA LUMIA 720, số lượng 5, đơn giá 6.000.000đ, thuế GTGT 10%

Doanh nghiệp thuê công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng về kho với chi phí là 1.000.000đ (VAT 10%) => đã thanh toán tiền vận chuyển.

Hướng dẫn định khoản mua hàng nhập kho:

+ Định khoản mua hàng nhập kho:
•    Nợ TK 1561 ( ĐT 520) : 35.000.000   (10*35.000.000)
•    Nợ TK 1561 ( ĐT 720) : 30.000.000   ( 5*6.000.000)
•    Nợ TK 1331:   6.500.000Có TK 331: 71.500.000

+ Định khoản tiền vận chuyển: Phân bổ chi phí hàng theo số lượng điện thoại nhập kho, chi phí vận chuyển cho 1 điện thoại = 1.000.000/ 15= 66.666 đồng/ chiếc.
•    Nợ TK 1561 (ĐT 520): 666.667
•    Nợ TK 1561 ( ĐT 520): 333.333
•    Nợ TK 133:  100.000
•    Có TK 111: 1.100.000

Đơn giá nhập kho bao gồm chi phí vận chuyển.
Điện thoại NOKIA 520: 35.000.000 + 666.667= 35.666.667 Điện thoại NOKIA 720: 30.000.000 + 333.333 = 30.333.333

Mua hàng hóa nhập khẩu.

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1: Khi hàng về đến cảng, nhân viên mua hàng sẽ lập tờ khai hải quan và xuất trình các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển...).

Bước 2: Hải quan kiểm hóa và xác định thuế phải nộp.

Bước 3: Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu (trường hợp buộc phải nộp thuế ngay).

Bước 4: Hải quan cho thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận hàng hóa tại cảng và cho vận chuyển hàng về kho của công ty (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài).

Bước 5: Khi hàng hóa về đến kho của công ty, nhân viên mua hàng giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng, đồng thời đề nghị nhập kho hàng hàng hóa.

Bước 6: Kế toán kho lập Phiếu nhập kho.

Bước 7: Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.

Bước 8: Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho.

Bước 9: Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.

Bước 10: Nếu sau khi nhận hàng phải thanh toán luôn tiền hàng, kế toán sẽ hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp.

•             Định khoản

Trường hợp 1: . Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ

Nợ TK 152, 156, 611... Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331
Có TK 333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ

Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Trường hợp 2:  Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331
Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (33312)

Trường hợp 3:  Nếu nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế TTĐB phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu

Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu)
Có TK 331 Phải trả người bán
Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Ví dụ Ngày 05/01/2017, đơn vị mua hàng nhập khẩu của Công ty TNHH MMA về nhập kho, chưa thanh toán tiền hàng.
•             Mặt hàng:
o             Máy tính xách tay Intel: số lượng 20, đơn giá 738$ (tỷ giá: 21.000). o             Máy tính xách tay Acer: số lượng 10, đơn giá 560$ (tỷ giá: 21.000).
•             Thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
•             Thuế nhập khẩu 10%
•             Tỷ giá theo tờ khai hải quan là: 21.150Đơn vị thuê công ty Logistic Hải Vân vận chuyển hàng hóa. Chi phí vận chuyển hàng hóa về đến cảng là 32.000.000 đồng, chưa thanh toán.
Đơn vị thuê công ty TNHH Sunsie bảo hiểm hàng hóa đường biển, giá trị hợp đồng là 3.000$ (tỷ giá: 21.200), chưa thanh toán.
Đơn vị thuê công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng từ cảng về kho, chi phí vận chuyển là 2.150.000, chưa bao gồm VAT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
Ví dụ Ngày 05/01/2017, đơn vị mua hàng nhập khẩu của Công ty TNHH MMA về nhập kho, chưa thanh toán tiền hàng.
•             Mặt hàng:
o             Máy tính xách tay Intel: số lượng 20, đơn giá 738$ (tỷ giá: 21.000). o             Máy tính xách tay Acer: số lượng 10, đơn giá 560$ (tỷ giá: 21.000).
•             Thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
•             Thuế nhập khẩu 10%
•             Tỷ giá theo tờ khai hải quan là: 21.150Đơn vị thuê công ty Logistic Hải Vân vận chuyển hàng hóa. Chi phí vận chuyển hàng hóa về đến cảng là 32.000.000 đồng, chưa thanh toán.
Đơn vị thuê công ty TNHH Sunsie bảo hiểm hàng hóa đường biển, giá trị hợp đồng là 3.000$ (tỷ giá: 21.200), chưa thanh toán.
Đơn vị thuê công ty vận tải Sông Công vận chuyển hàng từ cảng về kho, chi phí vận chuyển là 2.150.000, chưa bao gồm VAT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.

Mua hàng hóa không qua kho.

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (không nhập kho), thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1: Khi nguyên vật liệu về đến phân xưởng sản xuất hoặc công trường, quản đốc phân xưởng hoặc công trường nhận nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất.

Bước 2: Nhân viên mua hàng giao cho kế toán mua hàng hóa đơn chứng từ của nhà cung cấp.

Bước 3: Kế toán mua hàng hạch toán chi phí và kê khai hóa đơn đầu vào.

Bước 4: Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán.

Bước 5: Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp.

•             Định khoản

Nợ TK 621, 623, 627, 641... Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán
Ví dụ Ngày 19/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của Công ty TNHH Minh Thư đưa ngay vào phân xưởng sản xuất.
•    Vải áo, số lượng 300 m, đơn giá 56.500đ, thuế GTGT 10%
•    Vải váy, số lượng 150 m, đơn giá 48.950đ, thuế GTGT 10% Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng cho công ty TNHH Minh Thư.
Ví dụ Ngày 19/01/2017, doanh nghiệp mua hàng của Công ty TNHH Minh Thư đưa ngay vào phân xưởng sản xuất.
•    Vải áo, số lượng 300 m, đơn giá 56.500đ, thuế GTGT 10%
•    Vải váy, số lượng 150 m, đơn giá 48.950đ, thuế GTGT 10% Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng cho công ty TNHH Minh Thư.

Mua dịch vụ

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nhu cầu sử dụng một số dịch vụ như: điện, internet, vệ sinh, vận chuyển bốc xếp hàng hóa... thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1: Căn cứ vào thỏa thuận về việc cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp xuất hóa đơn và yêu cầu công ty trả tiền dịch vụ.

Bước 2: Kế toán hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, nếu chưa thanh toán ngay kế toán ghi nhận công nợ với nhà cung cấp.

•             Định khoản

Nợ TK 152, 156 Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 641, 642... (Thông tư 200) Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 6421, 6422... (Thông tư 133) Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán
Ví dụ Ngày 10/02/2017, doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán tiền điện tháng 01 cho công ty điện lực Hà Nội, số tiền 2.053.600đ (VAT 10%).
Hướng dẫn định khoản:
•    Nợ Tk 641,642,627: 2.053.600
•    Nợ Tk 133:                  205.360
•    Có Tk 1121:           2.258.960
Ví dụ Ngày 10/02/2017, doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán tiền điện tháng 01 cho công ty điện lực Hà Nội, số tiền 2.053.600đ (VAT 10%).
Hướng dẫn định khoản:
•    Nợ Tk 641,642,627: 2.053.600
•    Nợ Tk 133:                  205.360
•    Có Tk 1121:           2.258.960

Mua hàng ccdc, khấu hao CCDC hằng tháng

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua công cụ, dụng cụ sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1:  Căn cứ vào nhu cầu sử dụng công cụ, dụng cụ từ các phòng ban, bộ phận trong đơn vị sẽ làm đề nghị yêu cầu mua sắm CCDC phục vụ công viêc. Khi yêu cầu được phê duyệt sẽ cử nhân viên Hành chính đi mua sắm công cụ, dụng cụ.

Bước 2:  Sau khi công cụ, dụng cụ được mua về, bộ phận Hành chính sẽ ghi chép vào sổ theo dõi và lập biên bản giao nhận công cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.

Bước 3: Kế toán trưởng, Giám đốc, người giao, người nhận sẽ ký vào biên bản giao nhận công cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.

Bước 4:  Kế toán mua hàng nhận hóa đơn mua hàng từ nhân viên mua hàng, ghi sổ kế toán và kê khai thuế đầu vào.

Bước 5:  Kế toán CCDC nhận bộ chứng từ về CCDC để ghi sổ CCDC (Bộ chứng từ gồm: Hóa đơn mua CCDC, hồ sơ kỹ thuật về CCDC (nếu có), biên bản giao nhận CCDC...) và theo dõi CCDC để phân bổ và quản lý sử dụng.

•             Định khoản

Nợ TK 242 (TT200) Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ nhiều lần)
Nợ TK 623, 627, 641, 642 Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ 1 lần và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh)
Nợ TK 1331 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán
Ví dụ Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của phòng Kinh doanh và phòng Kế toán, ngày 06/02/2017 doanh nghiệp mua của công ty TNHH Lan Tân các mặt hàng sau (chưa thanh toán):
•    Bàn làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 650.000đ, thuế GTGT 10%
•    Ghế làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 420.000đ, thuế GTGT 10%. Hàng sau khi mua về được đưa vào sử dụng ngay, số kỳ phân bổ là 6 tháng.
Ví dụ Căn cứ vào nhu cầu sử dụng của phòng Kinh doanh và phòng Kế toán, ngày 06/02/2017 doanh nghiệp mua của công ty TNHH Lan Tân các mặt hàng sau (chưa thanh toán):
•    Bàn làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 650.000đ, thuế GTGT 10%
•    Ghế làm việc của nhân viên, số lượng 15, đơn giá 420.000đ, thuế GTGT 10%. Hàng sau khi mua về được đưa vào sử dụng ngay, số kỳ phân bổ là 6 tháng.

Mua tài sản cố định, phân bổ tài sản cố định

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ mua mới TSCĐ, thông thường có các hoạt động sau:

Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, bộ phận có nhu cầu lập yêu cầu mua sắm tài sản.

Bước 2: Bộ phận quản lý tài sản (tại đơn vị lớn thường thành lập thành 1 phòng riêng, đối với các đơn vị nhỏ thường là bộ phận hành chính hoặc phòng tổng hợp) kiểm tra sự phù hợp của yêu cầu mua sắm tài sản chuyển Giám đốc phê duyệt.

Bước 3: Giám đốc ra quyết định mua sắm tài sản chuyển bộ phận phụ trách mua sắm tài sản.

Bước 4: Bộ phận mua sắm tài sản chuẩn bị hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm các công việc sau: Xem xét các báo giá (ít nhất là 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau), tổ chức đấu thầu (nếu cần thiết), sau khi xem xét xong sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp.

Bước 5: Bộ phận mua sắm tài sản chuyển bộ hồ sơ mua sắm tài sản trên và kết quả lựa chọn nhà cung cấp chuyển Giám đốc phê duyệt.

Bước 6: Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc, Bộ phận mua sắm tài sản thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan.

Bước 7: Bộ phận quản lý tài sản và bộ phận mua sắm tài sản nhận tài sản và bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng.

Bước 8: Căn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận tài sản vào thẻ tài sản cố định và sổ theo dõi tài sản cố định theo các bước công việc sau:

o             Khai báo TSCĐ: gắn mã số cho tài sản, khai báo thông tin về tên, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và các thông tin khác.

o             Xác định và ghi nhận nguyên giá Tài sản cố định dựa trên bộ hồ sơ mua sắm Tài sản cố định.

o             Khai báo bộ phận sử dụng, ngày sử dụng, thời gian tính khấu hao và các thông tin về phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng.

•             Định khoản

Nợ TK 211 Tài sản cố định hữu hình
Nợ TK 212 Tài sản cố định thuê tài chính (TT200)
Nợ TK 2112 Tài sản cố định thuê tài chính (TT133)
Nợ TK 213 Tài sản cố định vô hình (TT200)
Nợ TK 2113 Tài sản cố định vô hình (TT133)
Nợ TK 217 Bất động sản đầu tư
Nợ TK 1332 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331, 341... Tổng giá thanh toán
Ví dụ Ngày 10/01/2017, mua mới màn hình Samsung 40 inches sử dụng tại phòng Giám đốc:
•    Nguyên giá 56.000.000đ (đã thanh toán bằng chuyển khoản), thuế GTGT 10%.
•    Ngày bắt đầu sử dụng 10/01/2017.
•    Thời gian sử dụng 5 năm.
Ví dụ Ngày 10/01/2017, mua mới màn hình Samsung 40 inches sử dụng tại phòng Giám đốc:
•    Nguyên giá 56.000.000đ (đã thanh toán bằng chuyển khoản), thuế GTGT 10%.
•    Ngày bắt đầu sử dụng 10/01/2017.
•    Thời gian sử dụng 5 năm.

Bút toán thanh toán công nợ nhà cung cấp

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi công ty trả nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt, thường phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1: Căn cứ vào yêu cầu của nhân viên đi trả nợ hoặc công ty (nhà cung cấp) đến đòi nợ, kế toán thanh toán sẽ lập Phiếu chi.

Bước 2: Chuyển Phiếu chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt

Bước 3: Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu chi đã được duyệt, thực hiện xuất quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ

Bước 4: Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi số kể toán tiền mặt.

•             Định khoản

Nợ TK 331 Phải trả cho người bán
Có TK 111 Tiền mặt (1111, 1112)

=> Nếu công ty trả tiền trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, thì sẽ chỉ phải trả cho nhà cung cấp số tiền sau khi đã trừ chiết khấu thanh toán. Khi đó kế toán thanh toán hạch toán bổ sung thêm bút toán chiết khấu thanh toán: Nợ TK 331/Có TK 515.

Ví dụ Ngày 18/01/2017, doanh nghiệp trả tiền nợ cho công ty TNHH Liên Hoa theo các hóa đơn đã mua hàng trước đó, số tiền trả là 80.000.000đ.
Ví dụ Ngày 18/01/2017, doanh nghiệp trả tiền nợ cho công ty TNHH Liên Hoa theo các hóa đơn đã mua hàng trước đó, số tiền trả là 80.000.000đ.

Nghiệp vụ bán hàng (Video xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu )

Bán hàng hoá, dịch vụ trong nước

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng hóa, dịch vụ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1: Khách hàng đến mua hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào yêu cầu khách hàng đề nghị xuất kho

Bước 2: Kế toán kho lập Phiếu xuất kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt

Bước 3: Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Thủ kho xuất kho hàng hoá và ghi Sổ kho

Bước 4: Nhân viên kinh doanh nhận hàng và giao cho khách hàng

Bước 5: Kế toán bán hàng ghi nhận doanh số bán hàng

Bước 6: Nhân viên bán hàng yêu cầu kế toán bán hàng xuất hoá đơn cho khách hàng

Bước 7: Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt cho nhân viên bán hàng thì nhân viên bán hàng sẽ nhận tiền và mang về nhập quỹ, nếu thanh toán bằng tiền gửi thì khách hàng sẽ chuyển khoản vào tài khoản của công ty.

•             Định khoản

Ghi nhận doanh thu bán hàng

Nợ TK 111, 131 Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)

Ghi nhận giá vốn hàng bán

Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 152, 155, 156...
Ví dụ Ngày 09/01/2017, bán hàng cho công ty TNHH Hoàng Phát, (chưa thanh toán):
•  Điều hòa LG 12000BTU, số lượng 3, đơn giá 8.000.000đ, thuế GTGT 10%.
•  Điều hòa LG 24000BTU, số lượng 2, đơn giá 13.500.000đ, thuế GTGT 10%.
Ví dụ Ngày 09/01/2017, bán hàng cho công ty TNHH Hoàng Phát, (chưa thanh toán):
•  Điều hòa LG 12000BTU, số lượng 3, đơn giá 8.000.000đ, thuế GTGT 10%.
•  Điều hòa LG 24000BTU, số lượng 2, đơn giá 13.500.000đ, thuế GTGT 10%.

Thu tiền công nợ khách hàng

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi khách hàng mang tiền mặt đến trả nợ, sẽ phát sinh một số hoạt động sau:

Bước 1: Sau khi nhận được tiền trả nợ của khách hàng, nhân viên sẽ yêu cầu kế toán thanh toán lập Phiếu thu.

Bước 2: Thủ quỹ sẽ căn cứ vào Phiếu thu để thu tiền mặt, đồng thời ghi sổ quỹ.

Bước 3: Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu thu có chữ ký của thủ quỹ và người nộp tiền để ghi số kể toán tiền mặt.

=> Nếu khách hàng thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, công ty sẽ chỉ thu số tiền sau khi đã trừ đi chiết khấu. Khi đó kế toán thanh toán hạch toán bổ sung thêm bút toán chiết khấu thanh toán: Nợ TK 635/Có TK 131.

•             Định khoản

Nợ TK 111 Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 131 Phải thu của khách hàng
Ví dụ Ngày 03/02/2017, công ty TNHH Tiến Đạt trả nợ cho công ty, số tiền trả là 57.195.600đ.
Ví dụ Ngày 03/02/2017, công ty TNHH Tiến Đạt trả nợ cho công ty, số tiền trả là 57.195.600đ.

Nghiệp vụ xuất kho sử dụng hàng hóa làm ccdc, trừ lương do mất hàng hóa, hư hỏng hàng hóa …

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ xuất CCDC cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ phát sinh các hoạt động sau:

Bước 1: Bộ phận/nhân viên có nhu cầu làm đề nghị mua CCDC gửi trưởng bộ phận, giám đốc phê duyệt đề nghị mua CCDC.

Bước 2:  Sau khi nhận được đề nghị mua CCDC, Nhân viên mua hàng tìm kiếm nhà cung cấp, báo giá và đề xuất lựa chọn nhà cung cấp, trình giám đốc phê duyệt.

Bước 3:  Nhân viên mua hàng lập đơn mua hàng, trình trưởng bộ phận và giám đốc phê duyệt và chuyển đơn mua hàng cho nhà cung cấp để đặt mua hàng.

Bước 4: Nhà cung cấp thực hiện giao hàng, khi CCDC về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho.

Bước 5: Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt.

Bước 6: Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho.

Bước 7: Thủ kho ghi sổ kho, lưu 1 liên phiếu nhập kho và chuyển 1 liên cho kế toán. Kế toán kho căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi sổ kế toán kho.

Bước 8: Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào.

Bước 9: Căn cứ vào yêu cầu sử dụng CCDC tại các bộ phận được phê duyệt, kế toán kiểm tra nếu CCDC trong kho còn đủ để xuất sẽ viết phiếu xuất kho.

Bước 10: Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt phiếu xuất kho.

Bước 11: Căn cứ vào phiếu xuất kho đã duyệt, thủ kho thực hiện xuất kho, ký vào phiếu xuất kho và ghi sổ kho.

Bước 12:  Kế toán kho nhận phiếu xuất kho và ghi sổ kế toán.

Bước 13: Hành chính nhận CCDC, lập biên bản giao nhận các phòng ban, bộ phận trong đơn vị.

Bước 14:  Sau khi bàn giao xong CCDC, Kế toán trưởng, Giám đốc, người giao, người nhận sẽ ký vào biên bản giao nhận CCDC.

Bước 15. Kế toán CCDC nhận lại biên bản giao nhận CCDC để ghi sổ CCDC.

Bước 16. Trường hợp CCDC xuất ra được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh thì cuối mỗi tháng kế toán tiến hành phân bổ giá trị CCDC vào chi phí.

•             Định khoản

1. Khi mua CCDC về nhập kho

Nợ TK 153 Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá thanh toán

2. Khi xuất kho CCDC ra sử dụng, cho thuê

•             Trường hợp CCDC phân bổ 1 lần

Nợ TK 154 Bộ phận sản xuất (TT 133)
Nợ TK 623 Chi phí máy thi công
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 152, 153, 155, 156 100% giá trị CCDC (Xuất CCDC, thành phẩm hoặc hàng hóa trong kho ra sử dụng như CCDC)

•             Trường hợp CCDC phân bổ nhiều lần

Nợ TK 242 Chi phí trả trước
Có TK 152, 153, 155, 156 100% giá trị CCDC (Xuất CCDC, thành phẩm hoặc hàng hóa trong kho ra sử dụng như CCDC)

3. Cuối kỳ, thực hiện phân bổ CCDC vào chi phí (trường hợp CCDC phân bổ nhiều lần)

Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ
Có TK 242
Ví dụ Ngày 05/01/2017, đơn vị mua CCDC về nhập kho:
•             Điện thoại bàn: 5 chiếc, đơn giá: 250.000, VAT: 10%
•             Máy phát điện: 1 chiếc, đơn giá: 20.000.000, VAT: 10% Ngày 06/02/2017, đơn vị:
•             Xuất 5 điện thoại để bàn trị giá 250.000đ (3 cho phòng Kinh doanh và 2 cho phòng Hành chính), hạch toán ngay vào chi phí.
•             Xuất kho một máy phát điện trị giá 20.000.000 phục vụ cho tòa nhà văn phòng đơn vị và thực hiện phân bổ trong 2 năm (số kỳ phân bổ 24 tháng).
Ví dụ Ngày 05/01/2017, đơn vị mua CCDC về nhập kho:
•             Điện thoại bàn: 5 chiếc, đơn giá: 250.000, VAT: 10%
•             Máy phát điện: 1 chiếc, đơn giá: 20.000.000, VAT: 10% Ngày 06/02/2017, đơn vị:
•             Xuất 5 điện thoại để bàn trị giá 250.000đ (3 cho phòng Kinh doanh và 2 cho phòng Hành chính), hạch toán ngay vào chi phí.
•             Xuất kho một máy phát điện trị giá 20.000.000 phục vụ cho tòa nhà văn phòng đơn vị và thực hiện phân bổ trong 2 năm (số kỳ phân bổ 24 tháng).

Tính giá xuất kho (Hạch toán giá vốn_xuất hàng)

Cho phép thực hiện tính giá xuất kho VTHH, cập nhật giá xuất kho vào các phiếu xuất kho trong kỳ

Cách thao tác

•             Tại phân hệ Kho, chọn chức năng Tính giá xuất kho bên thanh tác nghiệp.

Phương pháp bình quân cuối kỳ.

  • Đối với phương pháp bình quân cuối kỳ, cần lựa chọn tính giá theo kho hay không theo kho. Nếu tính giá theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên từng kho, nếu tính giá không theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên tất cả các kho.
  • Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính chung cho tất cả các chi nhánh phụ thuộc.

Phương pháp bình quân tức thời.

  • Đối với phương pháp bình quân tức thời, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.
  • Tùy chọn Tính theo kho hoặc Tính giá không theo kho sẽ được tích tự động theo thiết lập ở menu Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa.
  • Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.

Phương pháp nhập trước xuất trước.

  • Đối với phương pháp nhập trước xuất trước, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.
    • Đối với dữ liệu đa chi nhánh: giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.

Phương pháp đích danh

  • Đối với phương pháp đích danh, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc có thể phát sinh lỗi nên cần thực hiện tính giá xuất kho để đảm bảo tính đúng đắn của giá xuất.

Lưu ý: Với phương pháp tính giá bình quân tức thời, nhập trước xuất trước:

  • Khi tính lại giá xuất kho, chương trình sẽ tự động chỉ ra các chứng từ thay đổi so với lần tính giá trước có khả năng ảnh hưởng đến giá xuất kho cần phải thực hiện tính lại giá để đảm bảo đúng đắn
  • Khi tính lại giá xuất kho, chương trình sẽ cập nhật lại đơn giá nhập kho cho các phiếu nhập kho hàng bán trả lại (trường hợp đơn giá nhập kho chọn Lấy từ giá xuất kho)
  • Khi tính lại giá cho các chứng từ nhập kho lắp ráp, tháo dỡ (trường hợp lắp ráp nhiều vòng), nếu có thay đổi giá thì chỉ phải tính lại giá xuất kho 1 lần. Còn với trường hợp chứng từ xuất kho linh kiện và chứng từ lắp ráp thành phẩm phát sinh vào 2 tháng khác nhau thì phải tính lại giá cho cả 2 tháng này.
  • Thay đổi cách tính giá cho vật tư hàng hoá có nhiều đơn vị tính => Giá vốn = Số lượng x Đơn giá vốn.
  • Thay đổi cách tính giá trong trường hợp đổi tính giá từ theo kho sang không theo kho (hoặc ngược lại): nếu trước đó không phát sinh chứng từ nhập kho, thì Đơn giá xuất = Giá trị tồn/Số lượng tồn

Tính lương và hạch toán lương, bảo hiểm xã hội.

Định khoản

Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Nợ TK6421, 6422 Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (Thông tư 133)
Có TK 334 Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3385 (TT133), 3386 (TT200)
Ví dụ Ngày 27/04/2017, kế toán hạch toán chi phí lương tháng 4.
Ví dụ Ngày 27/04/2017, kế toán hạch toán chi phí lương tháng 4.

Lập tờ khai thuế GTGT phát sinh, hạch toán khấu trừ thuế GTGT, nộp tiền.

•             Mô tả nghiệp vụ

Khi phát sinh nghiệp vụ thuế GTGT, thông thường sẽ có các hoạt động sau:

Bước 1: Kế toán tập hợp các hóa đơn, chứng từ mua hàng, dịch vụ để ghi nhận thuế GTGT đầu vào

Bước 2: Kế toán tập hợp các hóa đơn, chứng từ bán ra để ghi nhận thuế GTGT bán ra

Bước 3: Lập tờ khai thuế GTGT

Bước 4: Cuối kỳ, thực hiện khấu trừ thuế GTGT

•             Định khoản

1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 611...
Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Có các TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán

2. Xác định thuế GTGT đầu ra.                    

Nợ TK 111, 112, 131... Tổng giá thanh toán
Có TK 33311 Thuế GTGT đầu ra
Có TK 511

3. Cuối tháng, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Nợ TK 33311 Thuế GTGT đầu ra
Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332)
Ví dụ Căn cứ vào các chứng từ mua vào, bán ra có phát sinh thuế GTGT trong tháng 1, ngày 10/02/2017 kế toán thuế thực hiện lập Tờ khai và thực hiện khấu trừ thuế GTGT trong tháng 1.
Ví dụ Căn cứ vào các chứng từ mua vào, bán ra có phát sinh thuế GTGT trong tháng 1, ngày 10/02/2017 kế toán thuế thực hiện lập Tờ khai và thực hiện khấu trừ thuế GTGT trong tháng 1.

Kết chuyển lãi lỗ xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Cho phép lập chứng từ kết chuyển cuối kỳ để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: kết chuyển doanh thu, kết chuyển chi phí và kết chuyển lãi lỗ.

Cách thao tác

•             Tại phân hệ Tổng hợp, chọn chức năng Kết chuyển lãi lỗ bên thanh tác nghiệp (hoặc trên tab Kết chuyển lãi lỗ chọn chức năng Thêm) => Hệ thống sẽ tự động sinh ra chứng từ kết chuyển với các khoản doanh thu, chi phí phát sinh tính đến ngày lập chứng từ kết chuyển lãi lỗ.

Lưu ý: Số liệu lấy lên chứng từ Kết chuyển lãi lỗ sẽ dựa vào các cặp tài khoản kết chuyển thiết lập trên Danh mục\Tài khoản\Tài khoản kết chuyển, kế toán cần kiểm tra và thiết lập lại theo nhu cầu quản lý của đơn vị (nếu cần).

•             Khi thay đổi lại Ngày hạch toán, hệ thống sẽ tự động tổng hợp lại các khoản doanh thu, chi phí tính đến ngày chọn lại.

•             Sau khi kiểm tra thông tin các khoản doanh thu, chi phí trên chứng từ kết chuyển lãi lỗ, kế toán nhấn Cất.

•             Chọn chức năng In trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in. Kế toán có thể in theo mẫu do phần mềm cung cấp hoặc theo mẫu đặc thù của doanh nghiệp (xem thêm chức năng Thiết kế mẫu chứng từ).

Báo cáo quản trị.

Báo cáo nhập xuất tồn.

Báo cáo nhập xuất tồn nhằm mục đích xác định được số lượng hàng xuất bán ra trong kỳ và số lượng hàng tồn kho trên sổ sách. Dựa vào báo cáo nhập xuất tồn kế toán lên dự toán và định mức nhập hàng để đáp ứng được quá trình sản xuất kinh doanh.

Báo cáo nhập xuất tồn xác định được giá vốn và số lượng bán ra, xử lý số lượng tồn kho âm trong kỳ- tìm hiểu nguyên nhân và xử lý số lượng hàng tồn kho âm đã xuất trong kỳ.

Anh/chị vui lòng xem Báo cáo\Kho\Tổng hợp tồn kho và chọn thời điểm cần xem báo cáo nhé.

Báo cáo công nợ phải thu khách hàng:

Báo cáo công nợ phải trả người bán

TIN TỨC

Thay Đổi Bổ Sung Thông Tin ĐKKD

LIÊN HỆ UY DANH ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Hỗ trợ khách hàng
Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn. Hãy liên hệ ngay nếu bạn còn có câu hỏi trong đầu.
Đỗ Văn Danh
Phạm Thị Tuyết Trinh
plugins premium WordPress