Kế toán thuế là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, áp lực của bộ phận này không hề nhỏ. Vậy công việc kế toán thuế có khó không? Cần lưu ý những gì khi làm kế toán thuế? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Kế toán thuế là gì?
Trước khi biết kế toán thuế có khó không, chúng ta sẽ tìm hiểu công việc này là gì. Theo đó, nghĩa vụ chính của mỗi doanh nghiệp đối với Nhà nước chính là nộp thuế. Tuy nhiên, có tới 9 loại thuế được ban hành và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp.
Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà mức thuế đóng khác nhau. Ưu đãi về thuế hay số lượng thuế phải nộp cũng khác nhau. Sự đa dạng này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khi xác định mức thuế mà mình cần đóng là bao nhiêu. Hoặc doanh nghiệp được hưởng những mức ưu đãi này.
Đây cũng chính là lý do kế toán thuế được thành lập. Bộ phận này sẽ giúp doanh nghiệp tổng hợp và kê khai chính xác loại thuế doanh nghiệp cần nộp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có được hưởng ưu đãi gì khi đóng thuế không hay có được hoàn thuế không?
Kế toán thuế sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định, minh bạch và hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời, cũng giúp các cơ quan Nhà nước quản lý nền kinh tế hiệu quả hơn.
Công việc kế toán thuế gồm những gì?
Để tìm hiểu liệu kế toán thuế có khó không, chúng ta sẽ tìm hiểu những công việc mà bộ phận này sẽ thực hiện. Theo đó, công việc kế toán thuế sẽ được chia thành: đầu năm, hàng ngày, hàng quý, hàng tháng và cuối năm.
Công việc đầu năm
- Nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mới thành lập hoặc có thay đổi về thuế này, cần phải nộp kèm tờ khai.
Công việc hàng ngày
- Thu nhập và xử lý các hóa đơn đầu ra, đầu vào;
- Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến dòng tiền trong ngân hàng như tiền ra, tiền vào;
- Sắp xếp, lưu trữ và bảo quản cẩn thận các hóa đơn chứng từ.
Công việc hàng tháng
- Lập báo cáo tài chính tháng, tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN. Hoặc có thể kê khai các loại thuế khác cho doanh nghiệp (nếu phát sinh và tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp);
- Thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng.
Công việc hàng quý
- Lập báo cáo tài chính quý, tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN
- Làm báo cáo tổng hợp tình hình sử dụng hóa đơn (hóa đơn đã sử dụng hay hóa đơn bị hỏng) của doanh nghiệp.
Công việc cuối năm
- Lập báo cáo thuế quý 4, báo cáo thuế năm tài chính. Kèm theo đó là các báo cáo thuế TNCN, báo cáo quyết toán TNDN, GTGT.
- Lập báo cáo tài chính năm, giải trình báo cáo thuế.
- Hoàn thiện sổ sách kế toán năm tài chính.
Kế toán thuế có khó không?
Nhiều bạn sinh viên mới ra trường thường thắc mắc liệu “công việc kế toán thuế có khó không?”. Thực tế, kế toán thuế là một trong những công việc nhận khá nhiều áp lực của doanh nghiệp.
Đây là bộ phận chịu khá nhiều áp lực, khối lượng công việc xử lý cũng nhiều. Người đảm nhận vị trí này cần kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và sự nhạy bén. Qua đó, có thể đủ bình tĩnh xử lý các tình huống phát sinh đối với doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, công việc này còn yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận. Vì bộ phận cần phải lưu trữ, tổng hợp nhiều loại chứng từ trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Do đó, nếu xuất hiện sai sót sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Do đó, công việc kế toán thuế không hề dễ dàng, đặc biệt là với những người mới.
Kế toán thuế có khó không: Mẹo hữu ích khi làm kế toán thuế
Tập hợp đầy đủ các hóa đơn đầu vào – đầu ra trong tháng hạch toán
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn; đối chiếu số tiền trên hóa đơn đã chính xác chưa.
- Lưu trữ hóa đơn một cách logic và cẩn thận.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong tháng theo quy định.
Theo dõi chi tiết các tài khoản 133 và 333
Tài khoản 133 và 333 là những tài khoản kế toán thuế cần phải theo dõi chặt chẽ. Qua đó, tránh được chuyện xuất hiện chênh lệch và đảm bảo số thuế TGTT hạch toán khớp với số kê khai.
Kê khai các loại thuế đúng thời gian quy định của Nhà nước
Một trong những điều tối kỵ của kế toán thuế chính là kê khai và nộp chậm các loại thuế. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp bị phat nộp chậm với số tiền không nhỏ.
Chính vì vậy, cần lưu ý các mốc thời gian sau khi nộp các báo cáo:
- Phí môn bài: Nộp chậm nhất vào ngày 30/1 hàng năm.
- Thời hạn báo cáo thuế tháng: Nộp chậm nhất là ngày 20 đối với tháng liền kề.
- Thời hạn báo cáo thuế quý: Nộp chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý liền kề.
- Thời hạn báo cáo thuế năm: Nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 trong năm liền kề.
Thường xuyên cập nhật các quy định mới nhất liên quan đến luật Thuế
Đây là một trong những yêu cầu cần có đối với kế toán thuế. Hãy luôn nắm vững tất cả các thông tư nghị định mới nhất của Luật thuế cùng các chính sách ưu đãi từ Nhà nước. Điều này có thể giúp giảm số thuế phải nộp cho doanh nghiệp và tránh sai sót khi kê khai thuế.
Giữ quan hệ tốt với cơ quan thuế
Mẹo nhỏ này sẽ giúp kế toán thuế cập nhập những thông tin mới nhất và được giải đáp vướng mắc khi làm việc.