Tìm hiểu về kế toán chi phí

Trong mỗi doanh nghiệp, có rất nhiều khoản chi phí phát sinh, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Do đó, kế toán chi phí sẽ tổng hợp, thống kê để ban giám đốc hiểu hơn về việc vận hành.

Kế toán chi phí là gì?

Kế toán chi phí (Tiếng Anh: Cost accounting) sẽ thực hiện việc thu thập, phân loại, ghi chép tất cả các chi phí của doanh nghiệp. Những chi phí này sẽ liên quan đến việc hoàn thành một dự án kinh doanh hoặc kế hoạch cụ thể.

Bộ phận kế toán này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hợp lý hóa quy trình sản xuất. Từ đó, cắt giảm chi phí hợp lý, đem đến những lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.

Vai trò của kế toán chi phí trong doanh nghiệp

Quản lý và phân loại các khoản chi phí của doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp sẽ phát sinh nhiều loại chi phí. Chẳng hạn phí như chi phí trực tiếp, chi phí chính, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất… Kế toán chi phí sẽ tổng hợp và phân loại cụ thể từng loại chi phí này. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ kiểm soát chi phí tốt hơn

Đo lường và tính giá thành của sản phẩm

Nhờ vào việc tổng hợp, kế toán sẽ đo lường được tốn bao nguồn lực, chi phí sản xuất được sản xuất sản phẩm. Sau đó, tính ra được giá vốn sản phẩm. Căn cứ vào đây, ban giám đốc sẽ để tính giá bán hợp lý. Để vừa phù hợp với chi phí, nguồn lực bỏ ra lại vừa đảm bảo kinh doanh có lời.

Kiểm soát quản lý

Sau khi nắm được chi phí ở từng bộ phận, ban giám đốc sẽ hiểu được và giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, có những giải pháp để quản lý, tiết kiệm chi phí hiệu quả giúp. Đồng thời, hạn chế được sự lãng phí và đạt được những mục tiêu kinh doanh.

Kiểm soát chiến lược

Những thông tin, số liệu về chi phí được cung cấp đều mang tính lâu dài, phản ánh thực trạng hiện tại doanh nghiệp. Từ đó, cấp quản trị có thể đề ra những kế hoạch sử dụng chi phí một cách hợp lý.

so-sach-ke-toan-la-gi

Những loại chi phí trong doanh nghiệp mà kế toán chi phí cần biết

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Đây là những chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Kế toán chi phí sẽ phản ánh vào TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng và sẽ không có số dư cuối kỳ.

+ Kết cấu và nội dung của TK 621:

Bên Nợ:

  • Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp

Bên Có:

  • Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng vào TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành;
  • Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632;
  • Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.

Chi phí nhân công trực tiếp

Đây là những khoản phải trả cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Kế toán sẽ phản ánh vào TK 622 – Chi phí Nhân công trực tiếp. Tài khoản này cũng mở chi tiết theo từng đối tượng và không có số dư cuối kỳ.

+ Kết cấu và nội dung của TK 622:

Bên Nợ:

  •  Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công

Bên Có:

  • Kết chuyển vào TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành;
  • Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường về TK 632.

Chi phí sản xuất chung

Đây là chi phí có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất ở các phân xưởng, tổ, đội, bộ phận sản xuất. Bao gồm: tiền lương và phụ cấp của công nhân viên và cán bộ quản lý, các khoản trích bảo hiểm… Kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.

+ Kết cấu và nội dung của TK 627:

Bên Nợ:

  • Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Bên Có:

  • Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung;
  • Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Nguyên nhân là vì mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường;
  • Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành.

TK 627 có 6 tài khoản cấp 2:

  • TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng;
  • TK 6272 : Chi phí nguyên, vật liệu;
  • TK 6273 : Chi phí dụng cụ sản xuất;
  • TK 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ;
  • TK 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài;
  • TK 6278 : Chi phí bằng tiền khác.

Kế toán chi phí giá thành sản phẩm

Vào cuối kỳ, kế toán chi phí sẽ tổng hợp, phân bổ tất cả các chi phí như nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung. Sau đó, sẽ kết chuyển sang hai tài khoản là TK 154 hoặc TK 631 để tính giá thành. Cụ thể:

  • TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Áp dụng đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
  • TK 631 – Giá thành sản xuất. Áp dụng nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.

ke-toan-cong-no-la-gi-uy-danh

Kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng phát sinh trong quá trình bán các loại sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Ví dụ như chi phí quảng cáo, hoa hồng , chi phí bảo hành, chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, … Kế toán chi phí sẽ phản ánh chi phí này vào TK 641 – Chi phí bán hàng.

+ Kết cấu và nội dung của TK 641:

Bên Nợ:

  •  Tất cả những chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ

Bên Có:

  • Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ
  • Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ

Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong quá trình, hoạt động quản lý chung của một doanh nghiệp. Chẳng hạn như đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, tiền lương nhân viên quản lý…

+ Kết cấu và nội dung của TK 642:

Bên Nợ:

  •  Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
  • Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả.

Bên Có:

  • Các khoản giảm chi phí ;
  • Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả;
  • Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” để tính kết quả kinh doanh trong kỳ.