Hạch toán kế toán tài sản cố định

Kế toán tài sản cố định sẽ giúp theo dõi tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định tại doanh nghiệp. Vậy kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản nào? Hạch toán kế toán tài sản cố định ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tài khoản sử dụng để hạch toán kế toán tài sản cố định

Kết cấu và nội dung của Tài khoản 211

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, hạch toán kế toán tài sản cố định sẽ phản ánh vào tài khoản kế toán 211. Toàn bộ tình hình biến động tăng – giảm của tài sản cố định sẽ được thể hiện trong tài khoản này.

Trong đó, bên Nợ của TK 211 gồm:

  • Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Hoặc do mua sắm, do nhận vốn góp, do được cấp, do được tặng biếu, tài trợ, phát hiện thừa;
  • Điều chỉnh tăng nguyên giá của tài sản cố định do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp;
  • Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại;

Bên Có gồm:

  • Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình giảm do điều chuyển cho doanh nghiệp khác. Hoặc do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh, …;
  • Nguyên giá của tài sản cố định giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận;
  • Điều chỉnh giảm nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại.

hach-toan-ke-toan-tai-san-co-dinh

6 cấp của Tài khoản 211

Dựa trên danh mục Hệ thống tài khoản của Thông tư 200/2014/TT-BTC, tài khoản 211 sẽ được phân thành 6 cấp. Hạch toán kế toán tài sản cố định cũng sẽ liên quan tới những tài khoản này. Cụ thể:

  • Tài khoản 2111 (Nhà cửa, vật kiến trúc): Dùng để phản ánh giá trị các công trình xây dựng cơ bản. Như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, công trình trang trí thiết kế nhà cửa. Hoặc công trình cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng…
  • Tài khoản 2112 (Máy móc thiết bị): Dùng để phản ánh giá trị các loại máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh. Bao gồm máy móc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ …
  • Tài khoản 2113 (Phương tiện vận tải, truyền dẫn): Dùng để phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải. Gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, đường thuỷ, hàng không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn.
  • Tài khoản 2114 (Thiết bị, dụng cụ quản lý): Dùng để phản ánh giá trị các loại thiết bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính.
  • Tài khoản 2115 (Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm): Dùng để phản ánh giá trị các loại tài sản cố định là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi để lấy sản phẩm.
  • Tài khoản 2118 (TSCĐ khác): Gồm các loại tài sản cố định khác chưa phản ánh ở các tài khoản nêu trên.

Hạch toán kế toán tài sản cố định như thế nào?

Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định

Khi hạch toán kế toán tài sản cố định, kế toán sẽ thu thập các chứng từ sau:

  • Biên bản bàn giao TSCĐ – Mẫu số 01- TSCĐ;
  • Biên bản thanh lý TSCĐ – Mẫu số 02- TSCĐ;
  • Biên bản giao nhận TSCĐ, SCL đã hoàn thành – Mẫu số 03- TSCĐ;
  • Biên bản kiểm kê TSCĐ – Mẫu số 04- TSCĐ;
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ – Mẫu số 05- TSCĐ;
  • Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ – Mẫu số 06- TSCĐ.

Bên cạnh đó, kế toán sẽ sử dụng “thẻ tài sản cố định” và “Sổ tài sản cố định” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn tài sản cố định.

 

quy-trinh-lap-so-sach-ke-toan-can-biet

Phương pháp hạch toán kế toán tài sản cố định

Nhìn chung, kế toán sẽ thực hiện việc hạch toán khi phát sinh biến động tăng – giảm tài sản, khấu hao tài sản theo định kỳ và khi có phát sinh sửa chữa lớn – nhỏ.

+ Khi có biến động, hạch toán kế toán tài sản cố định như sau:

Nợ 211 (Tài sản cố định hữu hình)

Nợ 212 (Tài sản cố định thuê tài chính)

Nợ 213 (Tài sản cố định vô hình)

Nợ 1332 (Thuế GTGT được khấu trừ)

Có 111,112, 331…

Có 411 – (nếu là góp vốn)

Có 136… (Điều chuyển từ đơn vị cấp trên)

Có 241… (Xây dựng cơ bản hoàn thành)

+ Khi khấu hao tài sản cố định, dựa trên định kỳ phân bổ:

Nợ 641, 642, 627,241, 632…

Có 214 – Hao mòn Tài sản cố định (tài khoản cấp 2 phù hợp)

+ Nếu mua về nhưng chưa sử dụng hoặc chờ thanh lý:

Nợ 811

Có 214 (Hao mòn Tài sản cố định)

+ Khi sửa chữa nhỏ, thường xuyên tài sản cố định có chi phí nhỏ:

Nợ 627,641, 642… (nếu chi phí sửa chữa nhỏ)

Nợ 242 – Chi phí trả trước (nếu chi phí sửa chữa cần phân bổ dần)

Nợ 1331 (nếu là dịch vụ sửa chữa thuê ngoài)

Có 111,112…

Đồng thời xác định mức phân bổ tín vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ:

Nợ 627,641, 642..

Có 242 – Chi phí trả trước

+ Khi phát sinh chi phí sửa chữa tài sản lớn:

Nợ 2413 (Sửa chữa lớn Tài sản cố định)

Có các tài khoản liên quan 111, 112, 152, 242…

Khi hoàn thành việc sửa chữa lớn, kế toán ghi nhận các chi phí thỏa mãn ghi tăng nguyên giá tài sản cố định:

Nợ 211 (Tài sản cố định hữu hình)

Có 2143 (Sửa chữa lớn Tài sản cố định)