Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán là bộ phận không thể thiếu. Vậy kế toán nội bộ đảm nhận những công việc gì? Phân loại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ (tiếng Anh: In house Accountant) hay còn gọi là kế toán quản trị. Đây là bộ phận theo dõi, thu thập, lưu trữ, kiểm tra và thống kê các giao dịch, hoạt động phát sinh trong doanh nghiệp.
Sau đó, bộ phận này sẽ xử lý và phân tích thông tin tài chính và kinh tế. Sau đó, tính toán và báo cáo các dữ liệu cần thiết về tình hình tài chính cho ban giám đốc. Qua đó, giúp tham mưu và tư vấn các phương hướng, quyết định về việc đầu tư, vốn, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo Điều 4 Luật kế toán 2015, kế toán sẽ có các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán. Các hoạt động này phải đảm bảo theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ;
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;
- Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán;
- Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán;
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Công việc của kế toán nội bộ gồm những gì?
Tùy thuộc vào loại hình và quy mô, công việc của kế toán nội bộ tại từng doanh nghiệp có thể khác nhau. Tuy nhiên, công việc của kế toán thì thường sẽ gồm những phần việc sau:
- Tổng hợp, sắp xếp và lưu trữ hóa đơn, chứng từ nội bộ một cách khoa học và cẩn thận. Vừa có thể đảm bảo yêu cầu lưu trữ lâu dài, vừa có thể giúp dễ dàng tìm kiếm khi cần;
- Phát hành và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ nội bộ;
- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh, các chứng từ nội bộ theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán;
- Phối hợp xử lý công việc cùng các bộ phận khác trong công việc;
- Báo cáo định kỳ các số liệu cần thiết cho ban giám đốc định kỳ. Có thể theo quý, tháng, tuần hoặc đôi khi là đột xuất;
- Thống kê, phân tích, xử lý số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, tham mưu, tư vấn về định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai;
- Định kỳ lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính, tính toán kết quả kinh doanh thực tế của công ty hoặc khi được yêu cầu.
Phân loại kế toán nội bộ như thế nào?
Tùy thuộc vào chức năng mà kế toán nội bộ sẽ được phân loại khác nhau. Theo đó, kế toán sẽ được phân thành 9 bộ phận dưới đây.
Kế toán kho
- Quản lý tình hình xuất – nhập hàng vào kho
- Thành lập các chứng từ xuất, nhập hàng hóa (2 chiều);
- Lập sổ hoặc bảng biểu theo dõi, quản lý hàng hóa của kho;
- Quản lý, các báo cáo về tình hình xuất – nhập và tồn kho hàng.
Kế toán thu chi (kiêm vai trò thủ quỹ)
- Lập các phiếu thu, chi trong doanh nghiệp;
- Thực hiện thu, chi cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp;
- Theo dõi, quản lý luồng tiền quỹ, quản lý tiền.
Kế toán thanh toán
- Lập các chứng từ liên quan đến đề nghị, tạm ứng, thanh toán, hoàn ứng,…;
- Theo dõi các khoản tạm ứng, thanh toán, đối chiếu các công nợ.
Kế toán tiền lương
- Thực hiện soạn thảo, quản lý hợp đồng lao động;
- Xây dựng, quản lý quỹ lương, cơ chế trả lương, các cách tính và thanh toán lương;
- Theo dõi các chế độ bảo hiểm như BHYT, BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp.
Kế toán bán hàng
- Theo dõi, nhập các số liệu mua bán hàng hóa theo quy định của DN vào phần mềm kế toán; – Lập các chứng từ, hóa đơn bán hàng; – Lập các đề xuất chiết khấu, thẻ VIP cho khách hàng lâu năm nếu có; – Tổng hợp doanh thu hàng ngày, lập các báo cáo liên quan đến bán hàng; – Đối chiếu số lượng hàng hóa với thủ kho vào cuối ngày; – Hỗ trợ cho kế toán tổng hợp theo yêu cầu
Kế toán tổng hợp
- Tổng hợp, phân loại các chứng từ, cập nhật các thông tin báo cáo hàng ngày;
- Theo dõi tình hình tài chính hàng ngày
- Phân tích các số liệu, tham mưu, tư vấn liên quan đến quản lý tài chính cho quản lý trực tiếp hoặc lãnh đạo công ty.
Kế toán công nợ
- Theo dõi công nợ thu, trả, thanh toán cho khách hàng của công ty;
- Lên kế hoạch thực hiện thu nợ hoặc giãn nợ tùy thuộc vào tình hình thực tế;
- Lập các báo cáo liên quan đến công nợ, nợ xấu,…
Kế toán ngân hàng
- Thực hiện mở tài khoản cho khách hàng;
- Mở các tài khoản kế toán cho doanh nghiệp, lập ủy nhiệm chi, nộp tiền, séc rút tiền, giao dịch tài khoản;
- Theo dõi các luồng tiền qua ngân hàng thông qua các chứng từ; – Quản lý tiền của doanh nghiệp khi được lưu trữ tại ngân hàng.
Kế toán trưởng
- Thực hành theo dõi, điều hành, chỉ đạo, kiểm soát, kiểm tra các số liệu liên quan đến hoạt động kế toán của doanh nghiệp;
- Tham mưu cho giám đốc, ban lãnh đạo doanh nghiệp, công ty về tình hình tài chính, hướng phát triển tối ưu cho doanh nghiệp.