Tìm hiểu kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng là một trong những loại công việc kế toán phổ biến. Vậy công việc của bộ phận này gồm những gì? Có những đặc điểm nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Khái niệm kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng (tiếng Anh: Bank Accountant) là bộ phận thuộc kế toán nội bộ của doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ đảm nhận nhiệm vụ theo dõi các hoạt động liên quan đến hoạt động tiền tệ tại ngân hàng. Bao gồm việc xử lý, phân tích các nghiệp vụ kế toán, tài chính, lập hồ sơ vay vốn… Bộ phận này cũng sẽ đảm nhận những cung cấp các thông tin cần thiết liên quan theo quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Kế toán ngân hàng sẽ tập trung vào 3 đối tượng chủ yếu:

  • Tài sản được phân loại dựa trên hình thái biểu hiện – hiện trạng: tài sản có – sử dụng vốn – vốn
  • Nguồn hình thành của tài sản: Tài sản nợ hoặc nguồn vốn
  • Sự luân chuyển tài sản giữa các ngân hàng (cùng hệ thống ngân hàng hoặc giữa các hệ thống ngân hàng khác nhau).

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động giao dịch chủ yếu là gửi – rút tiền. Do đó, những doanh nghiệp này thường không có bộ phận kế toán liên quan đến ngân hàng.

Trong khi đó, đối với các công ty lớn có nhiều các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư xây dựng cơ bản, phân phối hơn. Nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn và có giá trị lớn hơn. Lúc này, nhu cầu theo dõi, bám sát nguồn tiền cũng như thực hiện giấy tờ sẽ nhiều hơn. Lúc này, vai trò của kế toán ngân hàng sẽ quan trọng và cần thiết hơn.

nghiep-vu-ke-toan-thanh-toan

Đặc điểm của kế toán ngân hàng

Bộ phận kế toán ngân hàng sẽ có 4 đặc điểm đáng chú ý. Đó là:

  • Tính xã hội và tổng hợp cao
  • Xử lý nghiệp vụ theo quy trình chặt chẽ
  • Tính cập nhật và chính xác cao
  • Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp

Tính xã hội và tổng hợp cao

Ngân hàng là một tổ chức tín dụng và cũng là trung gian tài chính. Do đó, đây các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân thường xuyên và liên tục thực hiện các hoạt động tài chính. Có thể kể đến như huy động vốn, cho vay vốn, mở tài khoản thanh toán, kinh doanh tiền tệ…

Do đó, kế toán ngân hàng sẽ phải làm việc với nhiều đối tượng, cá nhân, tổ chức tại đa dạng các ngành nghề. Đồng thời, bộ phận này cũng phải tổng hợp, phản ánh toàn bộ các giao dịch tài chính như thanh toán, tín dụng, tiền tệ,…

Xử lý nghiệp vụ theo quy trình chặt chẽ

Ngân hàng là nơi thực hiện các công việc liên quan trực tiếp đến dòng tiền, đôi khi là những nguồn tiền rất lớn. Do đó, các ngân hàng luôn ban hành những quy định chặt chẽ về quy trình làm việc.

Kế toán ngân hàng là bộ phận quan trọng kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Chính vì vậy, bộ phận này cần phải luôn bám sát quy trình chuẩn của ngân hàng. Đồng thời, xử lý thật cẩn thận, chặt chẽ và đảm bảo đúng quy trình.

Tính cập nhật và chính xác cao

Mỗi khi có sự thay đổi về nguồn vốn và sự luân chuyển nguồn vốn, kế toán ngân hàng cần phải thu thập, ghi chép một cách chính xác, không sai sót. Đồng thời, chủ động cập nhật các nguồn vốn kịp thời để ngân hàng xác định đúng nguồn vốn hiện có tại mỗi thời điểm và có những hành động phù hợp.

Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp

Ngân hàng là nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động giao dịch. Bao gồm giữa ngân hàng và khách hàng, giữa các khách hàng với các tổ chức, giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. Do đó, sẽ dẫn đến một lượng lớn và phức tạp các hóa đơn, chứng từ, sao kê, xác minh…

Vì vậy, kế toán ngân hàng mỗi ngày đều phải giải quyết khối lượng lớn giấy tờ liên quan và công việc tương đối rắc rối. Đó là đặc điểm công việc mà kế toán ngân hàng phải biết và tập làm quen với nó.

phan-loai-ke-toan

Kỹ năng cần có của kế toán ngân hàng

Để trở thành một kế toán ngân hàng chuyên nghiệp sẽ cần phải có cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Một số kỹ năng cần có gồm:

  • Kỹ năng về chuyên môn và nghiệp vụ kế toán ngân hàng;
  • Thành thạo về việc sử dụng tin học văn phòng thành thạo;
  • Thành thạo sử dụng được những phần mềm kế toán có tính chuyên ngành để hỗ trợ công việc;
  • Kỹ năng phân tích các chỉ số;
  • Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian để tránh bị quá tải khi làm việc;
  • Khả năng tập trung cao độ trong môi trường áp lực cao;
  • Kỹ năng thuyết trình, trình bày tốt;
  • Quản lý chứng từ, hóa đơn cẩn thận, khoa học;
  • Tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong khi làm việc.
plugins premium WordPress