Kế toán doanh nghiệp là gì? Công việc gồm những gì?

Kế toán là bộ phận quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Vậy kế toán doanh nghiệp gồm những thành phần nào? Vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về kế toán doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận kế toán sẽ đóng vai trò thu nhập và xử lý các số liệu liên quan theo đúng chuẩn mực kế toán. Sau đó, kế toán sẽ phân tích và cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh tế của doanh nghiệp dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động.

Những công việc của kế toán sẽ được diễn ra hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Điều này sẽ giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót có thể xảy ra.

Đồng thời, kế toán cũng sẽ các đề xuất, tham mưu về tình hình tài chính cho ban lãnh đạo. Từ đó, ban lãnh đạo sẽ nắm bắt thông tin về sức khỏe của doanh nghiệp. Cũng như đưa ra đường lối phát triển đúng đắn, kịp thời cho doanh nghiệp.

Kế toán doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 mảng chính. Đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Trong đó, kế toán nội bộ sẽ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế – tài chính chính xác và chi tiết cho ban lãnh đạo. Còn kế toán thuế sẽ thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Thông thường, cơ quan thuế và ngân hàng sẽ là 2 đối tượng quan trọng nhất.

bao-gia-dich-vu-ke-toan-thue-tron-goi

Thành phần kế toán doanh nghiệp

Theo pháp luật quy định, kế toán doanh nghiệp sẽ có ba thành phần chính. Bao gồm:

  • Kế toán: Gồm kế toán hàng hóa và nguyên vật liệu, sản phẩm. Đồng thời, còn có thêm kế toán chi phí và hạch toán giá thành;
  • Giao dịch: Quản lý, giám sát các giao dịch bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ. Kèm theo đó là các giao dịch liên quan đến tài sản cố định vô hình và tài sản cố định hữu hình;
  • Hạch toán: Hạch toán với đối tác (người bán và người mua); tiến hành hạch toán tiền lương với người lao động; hạch toán với người nhận tạo ứng cùng hạch toán với ngân sách.

Công việc của kế toán doanh nghiệp là gì?

Những công việc chính của kế toán doanh nghiệp sẽ là:

  • Thu thập, kiểm tra sai sót, tính hợp lệ của các chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
  • Dựa trên chứng từ thu thập, kế toán sẽ xử lý, tính toán, đối chiếu, ghi nhận, hạch toán các bút toán kế toán cũng như công nợ của doanh nghiệp;
  • Kiểm tra, hạch toán theo nguyên tắc kế toán, in ấn và trình ký;
  • Sắp xếp, lưu trữ chứng từ cẩn thận, khoa học;
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo;
  • Lập, kê khai định kỳ (tháng, quý, năm) báo cáo thuế để trình lên cơ quan thuế;
  • Nộp đúng thời hạn các khoản thuế (nếu có) doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước;
  • Xử lý bảng lương cho nhân viên cũng như các chi phí liên quan như trợ cấp, thuế, bảo hiểm…

Hai nhóm đối tượng chính mà kế toán sẽ theo dõi gồm:

  • Tài sản: Bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình;
  • Nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả – Các khoản đi vay.

ke-toan-thue-thu-nhap-doanh-nghiep

Quy trình làm việc của kế toán

Trong mỗi doanh nghiệp, quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Tổng hợp tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất khi làm việc của kế toán. Ở bước này, kế toán sẽ tập hợp chứng từ liên quan đến doanh thu, chi phí trong kỳ báo cáo. Đồng thời, cũng kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trước khi đưa vào hạch toán.

Bước 2: Thiết lập chứng từ kế toán gốc

Sau khi hoàn thành nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán gốc sẽ được thiết lập. Chứng từ này gồm hóa đơn, phiếu xuất – nhập vật tư, thu chi tiền mặt,… Việc thiết lập này mục đích là để xây dựng một bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.

Bước 3: Ghi sổ kế toán

Sau khi các chứng từ gốc đã kiểm tra hợp lệ, kế toán sẽ tiến hành hạch toán các bút toán. Việc hạch toán sẽ dựa theo các nguyên tắc kế toán, luật định hiện hành. Hiện tại, việc ghi sổ này đã được hỗ trợ bởi các phần mềm kế toán. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hơn.

Bước 4: Thực hiện các bút toán điều chỉnh và kết chuyển

Đây là bước quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến số liệu của báo cáo tài chính, Ở cuối kỳ, kế toán sẽ rà soát, kiểm tra toàn bộ số liệu đã hạch toán. Nếu có vấn đề hoặc phát hiện sai sót sẽ tiến hành chỉnh sửa. Tất cả số liệu hoàn chỉnh phải được kết chuyển đúng nguyên tắc kế toán hiện hành.

Bước 5: Lập bảng cân đối số phát sinh

Đây là bảng báo cáo tổng hợp số dư đầu kỳ, cuối kỳ, số phát sinh của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Bảng số liệu này sẽ cho thấy tổng quan về việc tăng giảm tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo .

Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Đây cũng là bước cuối cùng. Kế toán sẽ lập tờ khai thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính theo định kỳ của cơ quan thuế hoặc yêu cầu của ban lãnh đạo.