Công việc kế toán doanh nghiệp gồm những gì?

Đối với mỗi doanh nghiệp, kế toán bộ phận không thể thiếu. Vậy công việc kế toán doanh nghiệp là gì? Có những loại hình kế toán nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vai trò kế toán trong doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán sẽ đóng vai trò thu thập, tổng hợp các thông tin, nghiệp vụ liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Công việc kế toán doanh nghiệp này sẽ diễn ra hàng ngày, hàng tháng, hàng quý. Từ đó, xử lý và cung cấp các thông tin, báo cáo về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhờ những thông tin này, nhà quản lý, ban lãnh đạo sẽ biết được về tình hình sức khỏe doanh nghiệp. Nhờ đó, đưa ra các quyết định, đường lối kinh doanh phù hợp trong tương lai.

Các thành phần của kế toán doanh nghiệp gồm:

  • Giao dịch tiền gửi và tiền mặt, ngoại tệ cùng các loại tài sản cố định hữu hình và vô hình;
  • Kế toán chi phí và hạch toán giá thành. Cùng với đó là kế toán nguyên vật liệu, sản phẩm;
  • Hạch toán tiền lương của người lao động, người nhận tạm ứng, ngân sách và hạch toán với đối tác.

Thông thường, kế toán sẽ được phân loại dựa trên tính chất công việc. Có 9 loại kế toán phổ biến là:

  • Kế toán thanh toán;
  • Kế toán ngân hàng;
  • Kế toán công nợ;
  • Kế toán kho;
  • Kế toán tài sản cố định;
  • Kế toán doanh thu;
  • Kế toán thuế;
  • Kế toán chi phí;
  • Kế toán tổng hợp.

quy-trinh-ke-toan-thue

Chi tiết công việc kế toán doanh nghiệp cần phải làm

Kế toán thanh toán

Bộ phận kế toán thanh toán sẽ là người thực hiện công việc liên quan đến thu – chi cũng như kiểm soát quỹ tiền mặt. Cụ thể, công việc kế toán doanh nghiệp sẽ gồm:

  • Quản lý, xử lý, tổng hợp các khoản thu: Thu hồi công nợ, thu tiền từ cổ đông, tiền thu ngân hàng ngày cũng như các khoản thu vào khác;
  • Quản lý, xử lý, tổng hợp các khoản chi: Thanh toán cho nhà cung cấp, chi lương, thanh toán mua hàng ngoài, nghiệp vụ tạm ứng…;
  • Kiểm soát hoạt động thu ngân: Nhận chứng từ từ bộ phận thu ngân và kiểm tra sai sót, tính hợp lệ;
  • Theo dõi việc quản lý tiền mặt của doanh nghiệp: Cùng thủ quỹ phối hợp thực hiện nghiệp vụ thu chi; In báo cáo tồn quỹ, tiền mặt hàng ngày cho giao dịch.

Kế toán ngân hàng

Công việc kế toán doanh nghiệp của bộ phận kế toán ngân hàng sẽ ghi nhận, phân tích và xử lý bằng các nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời, cung cấp các thông tin liên quan đến giao dịch ngân hàng của doanh nghiệp. Một số công việc có thể kể đến như:

  • Nộp tiền vào ngân hàng để các hoạt động chi tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp được thực hiện
  • Định khoản chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
  • Kiểm tra số dư các tài khoản, chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.
  • Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.
  • Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC.
  • In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.
  • In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ..

Kế toán công nợ

Bộ phận kế toán công nợ sẽ đảm nhận công việc liên quan đến công nợ của doanh nghiệp. Bao gồm:

  • Phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán, đối tượng.
  • Theo dõi các công nợ của khách hàng và đôn đốc thanh toán.
  • Kiểm tra định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu. Sau đó, lấy số liệu này cập nhật vào tài khoản 131, 331.

Kế toán kho

Kế toán kho sẽ đảm nhận công việc tại kho chứa hàng. Công việc kế toán doanh nghiệp này sẽ bao gồm:

  • Tổng hợp, kiểm tra, lập bảng báo cáo hóa đơn, chứng từ liên quan đến quá trình nhập – xuất – tồn, nguyên vật liệu trong kho hàng hóa trong doanh nghiệp;
  • Tham gia kiểm đếm số lượng hàng hóa nhập – xuất – tồn trong kho hàng để kiểm soát;
  • Kiểm kê, báo cáo hàng tồn kho định kỳ để hạn chế tối đa những rủi ro, mất mát.

Kế toán tài sản cố định

Công việc kế toán doanh nghiệp của bộ phân kế toán tài sản cố định gồm:

  • Quản lý tài sản cố định của doanh nghiệp.
  • Kiểm kê, đánh giá và trích khấu hao tài sản cố định tham giao vào sản xuất kinh doanh.
  • Lập các báo cáo về tài sản cố định.

quy-trinh-ke-toan-thue

Kế toán doanh thu

Công việc của kế toán doanh thu trong doanh nghiệp gồm:

  • Báo cáo về tình hình bán hàng, doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Thống kê, tổng hợp và lưu trữ các chứng từ bán hàng.
  •  Kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ về doanh thu bán hàng tại các đại lý, chi nhanh.

Kế toán thuế

Công việc kế toán doanh nghiệp của bộ phân kế toán thuế gồm:

  • Kê khai, lập bảng báo cáo định kỳ về thuế GTGT, thuế TNDN cùng thuế TNCN của người lao động.
  • Nộp tờ khai thuế cũng như nộp thuế đúng thời hạn cho doanh nghiệp.
  • Lập báo cáo tài chính năm cho doanh nghiệp.

Kế toán chi phí

Công việc của kế toán chi phí gồm:

  • Thu thập, kiểm tra tính hợp lệ và ghi chép các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Xác định cách phân bổ chi phí kinh doanh.
  • Cung cấp số liệu cho việc kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp

Đây là bộ phận có khối lượng công việc kế toán doanh nghiệp lớp. Bộ phận này sẽ:

  • Tổng hợp, kiểm tra, so sánh số liệu của các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Báo cáo đầy đủ các số liệu kế toán như tình hình công nợ, báo cáo tài chính,..
  • Cung cấp các số liệu, chứng từ, hồ sơ, phục vụ cho quá trình kiểm tra của cơ quan thuế. Đồng thời, chịu trách nhiệm giải trình số liệu khi được yêu cầu.