Phương pháp tính thuế của kế toán thuế hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh đang ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Vậy mô hình kinh doanh này phải nộp những loại thuế nào? Phương pháp tính thuế của kế toán thuế hộ kinh doanh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về hộ kinh doanh

Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP định nghĩa, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Những cá nhân này sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.

Chủ hộ kinh doanh sẽ bao gồm các đối tượng sau:

  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
  • Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi thực hiện kinh doanh của hộ kinh doanh này. Một hộ kinh doanh có thể có nhiều địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở. Đồng thời, phải thông báo cho các cơ Nhà nước (thuế, quản lý thị trường) tại các địa điểm kinh doanh còn lại.

Có 3 loại thuế chính mà kế toán thuế hộ kinh doanh cần quan tâm là:

  • Thuế môn bài (lệ phí môn bài);
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Bên cạnh đó,hộ kinh doanh cá thể có thể phải nộp thêm các loại thế như thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… Điều này sẽ tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh có phải đối tượng chịu thuế không. Đồng thời, hộ kinh doanh không phải là đối tượng phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

vai-tro-ke-toan-thue

Kế toán thuế hộ kinh doanh tính thuế

Thuế môn bài của hộ kinh doanh

Thuế môn bài là một trong những loại thuế mà kế toán thuế hộ kinh doanh cần đóng. Mức thuế sẽ như sau:

  • Hộ kinh doanh có doanh thu trong khoảng 100 triệu – 300 triệu đồng/ năm: Phí môn bài là 300.000 đồng/năm;
  • Hộ kinh doanh có doanh thu trong khoảng 400 triệu – 500 triệu đồng/ năm: Phí môn bài là 500.000 đồng/năm;
  • Hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu đồng/ năm: Phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

Thời hạn nộp phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm.

Bên cạnh đó, còn có các đối tượng được miễn phí môn bài là:

  • Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá
  • Hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống
  • Hộ gia đình không kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định;

Đồng thời, các hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 sẽ được miễn phí môn bài trong năm đầu thành lập. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế môn bài sẽ được tính từ tháng 1 của năm sau năm thành lập.

Kế toán thuế hộ kinh doanh tính thuế khoán

Thuế khoán là loại thuế được áp dụng riêng cho hộ kinh doanh. Mức thuế khoán sẽ được Cơ quan thuế quy định dựa trên những thông tin kê khai doanh thu của hộ kinh doanh.

Khi nộp thuế theo phương thức khoán, kế toán thuế hộ kinh doanh sẽ tính thuế GTGT và TNCN theo công thức sau:

  • Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x thuế suất GTGT
  • Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x thuế suất TNCN

Mức thuế suất tương ứng với từng ngành hàng như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hóa: thuế suất thuế GTGT là 1%; thuế suất thuế TNCN là 0,5%.
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: thuế suất thuế GTGT là 5%; thuế suất thuế TNCN là 2%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:thuế suất thuế GTGT là 3%; thuế suất thuế TNCN là 1,5%.
  • Hoạt động kinh doanh khác: thuế suất thuế GTGT là 2%; thuế suất thuế TNCN là 1%.

Theo quy định của pháp luật, nếu doanh thu tính thuế dưới 100 triệu đồng/năm, hộ kinh doanh không cần phải nộp thuế.

dịch vụ kế toán thuê

Những lưu ý đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp thuế khoán

Kế toán thuế hộ kinh doanh sẽ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ không cần thực hiện chế độ kế toán.
  • Nếu sử dụng hóa đơn lẻ, hộ kinh doanh phải lưu trữ lại. Đồng thời, xuất trình cho cơ quan thuế các hồ sơ, chứng từ liên quan để chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp khi đề nghị cấp, bán lẻ hóa đơn theo từng lần phát sinh.

Căn cứ xác định thuế khoán:

  • Hồ sơ khai thuế do hộ kinh doanh tự kê khai theo doanh thu dự kiến và mức thuế khoán của năm tính thuế.
  • Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế.
  • Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế cấp xã (xã, phường, thị trấn).
  • Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc cấp xã, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.

Kế toán cũng cần lưu ý về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

  • Nộp chậm nhất là ngày 15/12 năm trước liền kề năm tính thuế.
  • Trường hợp hộ mới kinh doanh (gồm cả hộ kê khai chuyển đổi sang phương pháp khoán) hoặc chuyển đổi sang phương pháp kê khai hoặc hộ khoán thay đổi ngành nghề hoặc hộ khoán thay đổi quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của hộ khoán chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc chuyển đổi phương pháp tính thuế hoặc thay đổi ngành nghề hoặc thay đổi quy mô kinh doanh.

Trường hợp sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu sử dụng hóa đơn.