Phân loại kế toán trong doanh nghiệp: Có những bộ phận nào?

Kế toán đảm nhận nhiều công việc quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy có mấy loại hình kế toán trong doanh nghiệp? Phân loại kế toán ra sao để phù hợp với từng công việc? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Phân loại kế toán doanh nghiệp thành những bộ phận nào?

Trong mỗi doanh nghiệp, tùy theo từng nhiệm vụ và lĩnh vực, kế toán sẽ phân thành từng bộ phận để đảm bảo hoàn thành công việc. Thông thường, phân loại kế toán trong doanh nghiệp sẽ chia thành 9 bộ phận:

  • Kế toán thanh toán;
  • Kế toán ngân hàng;
  • Kế toán công nợ;
  • Kế toán kho;
  • Kế toán tài sản cố định;
  • Kế toán doanh thu;
  • Kế toán thuế;
  • Kế toán chi phí;
  • Kế toán tổng hợp.

Tuy nhiên, tùy theo quy mô, doanh nghiệp có thể có đủ 9 bộ phận kế toán này. Hoặc có doanh nghiệp chỉ có 2 – 3 bộ phận. Hoặc doanh nghiệp và siêu nhỏ thậm chí còn không có bộ phận kế toán. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài nhằm tiết kiệm chi phí.

ke-toan-thue-gtgt-duoc-khau-tru

Tìm hiểu về 9 phân loại kế toán thông dụng

Kế toán thanh toán

Kế toán thanh toán sẽ thực hiện tất cả các công việc liên quan đến phần tiền thu vào:

  • Quản lý và thu các dòng tiền vào doanh nghiệp: Vốn góp cổ đông; thu tiền từ thu ngân; thu hồi công nợ…;
  • Theo dõi các khoản tiền chuyển đến tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
  • Theo dõi, đốc thúc các khoản phải thu như: Vốn góp của các cổ đông đã cam kết nhưng chưa chuyển đến, nhân viên thu ngân, công nợ của khách hàng;
  • Quản lý các nghiệp vụ kế toán liên quan đến thu, chi dòng tiền.

Đồng thời, phân loại kế toán này còn đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến dòng tiền ra:

  • Lên kế hoạch, thực hiện thanh toán các khoản công nợ cho nhà cung cấp;
  • Trực tiếp thanh toán bằng tiền mặt, hoặc bằng tiền gửi Ngân hàng cho nhà cung cấp. Bao gồm, đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, kiểm tra phiếu đề nghị thanh toán, lập phiếu thanh toán (phiếu chi, giấy báo nợ của Ngân hàng,…).

Ngoài ra, kế toán thanh còn cần:

  • Kiểm tra, theo dõi nguồn quỹ mỗi ngày;
  • Kiểm soát tiền từ thu ngân hằng ngày để đảm bảo không bị thất thoát;
  • Kết hợp cùng thủ quỹ để kiểm soát việc chi tiết đúng quy định;
  • Lập báo cáo tồn quỹ vào cuối kỳ.

Phân loại kế toán: Kế toán ngân hàng

Theo phân loại kế toán, kế toán ngân hàng sẽ là bộ phận đảm nhận các công việc tài chính liên quan đến ngân hàng. Cụ thể:

  • Kiểm tra tính hợp lệ và lập các bảng kê nộp séc. Sau đó, trình ký và đóng dấu để nộp cho ngân hàng;
  • Kiểm tra các đề nghị thanh toán, ủy nhiệm chi, công văn mua bán ngoại tệ xem có hợp lệ hay không để nộp ngân hàng;
  • Định khoản và hạch toán số liệu vào hệ thống, phần mềm;
  • Lập hồ sơ vay vốn hoặc trả nợ vay ngân hàng;
  • Lập, kiểm tra và theo dõi các hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng;
  • Theo dõi số dư các tài khoản, tiền gửi ngân hàng và báo cáo cho cấp trên;
  • Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc và bảo lãnh L/C;
  • In bảng kê, ký và chuyển cho bộ phận liên quan.

Kế toán công nợ

Dựa theo phân loại kế toán theo nhiệm vụ, kế toán công nợ sẽ đảm nhận nhiệm vụ:

  • Kểm tra, rà soát thông tin khách hàng, điều khoản trong hợp đồng kinh tế;
  • Kiểm tra, giám sát chi tiết công nợ theo định kỳ;
  • Bám sát việc quá trình thanh toán công nợ của khách hàng;
  • Trực tiếp tham gia, đôn đốc thu hồi các khoản nợ xấu ;
  • Quản lý công nợ tạm ứng trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Xử lý công nợ được ủy thác;
  • Quản lý các khoản vay trong doanh nghiệp.

Phân loại kế toán: Kế toán kho

Theo phân loại kế toán, kế toán kho sẽ là người làm việc trực tiếp tại kho hàng. Những nhiệm vụ đảm nhận như sau:

  • Kiểm tra các hóa đơn, chứng từ hàng hóa trước khi xuất, nhập kho;
  • Theo dõi, nhập liệu vào phần mềm các chứng từ, số liệu hàng hóa;
  • Theo dõi, giám sát hàng hóa nhập kho, xuất khó và hàng tồn kho;
  • Cập nhập tình hình hàng hóa trong kho để lên kế hoạch xuất/ nhập hàng hóa;
  • Cuối kỳ, lập biên bản xác minh công nợ, báo cáo tình hình hàng hóa theo quy định.

cách làm kế toán thuế

Phân loại kế toán: Kế toán tài sản cố định

Trong mỗi doanh nghiệp, tài sản cố định cực kỳ quan trọng. Theo phân loại kế toán, kế toán tài sản cố định sẽ:

  • Kiểm kê và đánh giá tài sản cố định của doanh nghiệp;
  • Trích khấu hao và phân bổ khấu hao các tài sản cố định của doanh nghiệp
  • Báo cáo cuối kỳ về tình hình tài sản cố định;

Kế toán doanh thu

Doanh thu của mỗi doanh nghiệp sẽ bao gồm dòng tiền thu vào từ các hoạt động như bán hàng, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính. Theo phân loại kế toán, kế toán doanh thu có nhiệm vụ:

  • Theo dõi doanh thu hàng tháng và định khoản vào hệ thống;
  • Lập các hóa đơn chứng từ liên quan đến doanh thu;
  • Xử lý các vấn đề về doanh thu liên quan đến kế toán;
  • Báo cáo định kỳ về tình hình doanh thu;

Phân loại kế toán: Kế toán thuế

Theo phân loại kế toán, kế toán thuế có nhiệm vụ:

  • Tổng hợp, kiểm tra, sắp xếp, xử lý và lưu trữ hóa đơn, chứng từ có liên quan đến việc khấu trừ thuế;
  • Lập, kê khai các báo cáo thuế GTGT, TDND theo từng tháng, từng quý
  • Trực tiếp đóng các loại thuế đúng hạn để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Kế toán chi phí

Chi phí trong doanh nghiệp sẽ bao gồm các chi phí cố định, chi phí hoạt động, chi phí biến đổi, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Đối với phân loại kế toán chi phí, kế toán viên sẽ:

  • Tính toán, phân loại chi phí. Chẳng hạn chi phí nào là chi phí trực tiếp, chi phí nào là chi phí bán hàng, chi phí sản xuất… để doanh nghiệp kiểm soát;
  • Lập báo cáo chi phí định kỳ cho doanh nghiệp;

Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là một trong các phân loại kế toán quan trọng nhất. Kế toán tổng hợp đảm nhận khá nhiều đầu việc. Có thể kể đến như:

  • Tổng thập, xử lý, lưu trữ và lập phiếu chi, thu, xuất – nhập hóa đơn từng ngày;
  • Kiểm tra công nợ của nhà cung ứng, khách hàng…hàng tháng;
  • Báo cáo thuế, tình hình sử dụng hóa đơn, lương thưởng…;
  • Theo dõi chứng từ hóa đơn, kế toán;
  • Lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.