Nghiệp vụ kế toán thuế cơ bản là gì?

Trong mỗi doanh nghiệp, kế toán thuế là bộ phận quan trọng và không thể thiếu. Vậy để có thể trở thành kế toán thuế, những nghiệp vụ kế toán thuế cơ bản bắt buộc phải nắm vững là gì? Dịch Vụ Kế Toán Uy Danh sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Bộ phận kế toán có bao nhiêu nghiệp vụ?

Kế toán là bộ phận bắt buộc phải có trong mỗi doanh nghiệp. Đây là bộ phận thực hiện việc tổng hợp, xử lý và báo cáo các thông tin phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nghiệp vụ kế toán là công việc bộ phận này sẽ thực hiện định kỳ hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và đầu năm – cuối năm. Nhìn chung, có 6 loại nghiệp vụ là nghiệp vụ kế toán bán hàng, mua hàng, kho, công nợ, thuế và tiền lương.

Trong đó, cơ bản nghiệp vụ của từng loại như sau:

  • Nghiệp vụ kế toán bán hàng: Thống kê, ghi chép và lập báo cáo các hoạt động có liên quan đến việc bán hàng. Có thể kể đến như: cập nhật giá bán lên phần mềm kế toán; quản lý hóa đơn – chứng từ bán hàng; cập nhật số liệu hàng xuất kho, tồn kho…
  • Nghiệp vụ kế toán mua hàng: Quản lý các hoạt động liên quan đến việc mua hàng hóa, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Nghiệp vụ kế toán kho: Theo dõi, quản lý và kiểm tra số lượng hàng hóa xuất – nhập kho, hàng còn trong kho.
  • Nghiệp vụ kế toán công nợ: Theo dõi, quản lý công nợ từ các khoản thu, chi, quỹ tiền mặt, các đợt chuyển khoản…
  • Nghiệp vụ kế toán thuế: Tổng hợp hóa đơn, báo cáo và kê khai nộp thuế cho doanh nghiệp
  • Nghiệp vụ kế toán tiền lương: Thống kê, tổng hợp tiền lương và các khoản giảm trừ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… của nhân viên. Đồng thời, thực hiện chi trả tiền lương, kê khai các khoản bảo hiểm phải nộp theo quy định.

nghiep-vu-ke-toan-thue

Hạch toán nghiệp vụ kế toán thuế

Có 3 đối tượng hạch toán chính của nghiệp vụ kế toán thuế. Đó là thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (trường hợp doanh nghiệp bán một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 111,112,113,…: Tổng giá thanh toán

Có TK 511,515,711: Giá chưa thuế

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Hạch toán thuế GTGT được khấu trừ:

Sau khi tính được số thuế GTGT được khấu trừ so với số thuế đã nộp trong kỳ, kế toán sẽ thực hiện hạch toán:

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp có bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

Nợ TK 111,112,113,…: Tổng giá thanh toán

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Nợ TK 821: Chi phí thuế TNDN

Có TK 3334: Thuế TNDN

Chi tiết nghiệp vụ kế toán thuế

Về cơ bản, nghiệp vụ kế toán thuế sẽ thực hiện việc thu thập, tổng hợp và báo cáo tất cả các hoạt động liên quan đến thuế của doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Xử lý và kiểm tra các hóa đơn, chứng từ kế toán có hợp lệ, hợp pháp không. Trường hợp sai hóa đơn, kế toán thuế sẽ thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn. Trường hợp hợp lệ, hợp pháp sẽ tiến hành lưu trữ và tổng hợp vào báo cáo.
  • Tiến hành lập các báo cáo, kê khai và nộp thuế GTGT của doanh nghiệp, thuế TNCN của nhân viên. Coogn việc này sẽ thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý.
  • Vào đầu năm, kế toán thuế sẽ kê khai, nộp phí môn bài.
  • Vào cuối năm, kế toán thực hiện quyết toán thuế TNDN. Đồng thời, lập báo cáo tài chính năm với các bảng số liệu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối tài khoản.
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp hàng tháng, hàng quý và hàng năm.
  • nghiep-vu-ke-toan-thue-2

Các mốc thời gian nộp báo cáo thuế kế toán thuế cần biết

Một trong những nghiệp vụ kế toán thuế chính là nộp và kê khai đúng thời gian các báo cáo về thuế, phí. Trường hợp nộp chậm, doanh nghiệp có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt hành chính với số tiền phạt có thể lên đến 100 – 200 triệu đồng.

Do đó, nhân viên kế toán thuế cần nhớ đến mốc thời gian nộp các báo cáo này. Qua đó, tránh được việc nộp chậm thuế và có thể nộp báo cáo đầy đủ.

  • Báo cáo thuế tháng: Nộp chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo.
  • Báo cáo thuế quý: Nộp chậm nhất ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo.
  • Báo cáo thuế năm: Nộp chậm nhất ngày 30/1 của năm tiếp theo.
  • Báo cáo thuế theo từng đợt phát sinh: Nộp chậm nhất ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.
  • Báo cáo tài chính năm: Nộp chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc của năm tài chính. Nếu doanh nghiệp thuộc dạng chia tách, sáp nhập hoặc hợp nhất thì có chuyển đổi hình thức sở hữu. Còn nếu doanh nghiệp bị giải thể, chấm dứt hoạt động thì nộp chậm nhất vào ngày thứ 45. Thời hạn này được tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định giải thể.
  • Phí môn bài: Chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm.