Kế toán thuế GTGT đầu ra hạch toán như thế nào?

Nộp thuế GTGT là một trong những nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Phần thuế này sẽ được xác định dựa trên thuế GTGT đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Vậy kế toán thuế GTGT đầu ra sẽ tính thuế theo công thức nào? Phương pháp hạch toán ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Công thức tính kế toán thuế GTGT đầu ra

Hiện nay, doanh nghiệp có 2 phương pháp nộp thuế GTGT:

  • Phương pháp nộp thuế GTGT khấu trừ
  • Phương pháp nộp thuế GTGT trực tiếp

Tùy theo mỗi phương pháp mà kế toán thuế GTGT đầu ra sẽ hạch toán theo những phương pháp khác nhau.

Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ

Phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp này sẽ áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau:

  • Thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán theo đúng yêu cầu quy định pháp luật;
  • Doanh thu 1 năm trên 1 tỷ. Nếu doanh thu dưới 1 tỷ, doanh nghiệp có thể đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Để xác định thuế GTGT đầu ra, kế toán thuế GTGT đầu ra sẽ tính theo công thức sau:

  • Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ
  • Thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ ghi ra trên hóa đơn

Khi xuất hóa đơn, trên hóa đơn sẽ ghi rõ nội dung từng số tiền. Bao gồm, giá bán chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT và tổng số tiền phải thanh toán. Nếu trên hóa đơn chỉ có giá thanh toán và không có 2 giá còn lại, thuế GTGT sẽ tính dựa trên mức giá thanh toán này.

Ví dụ, doanh nghiệp bán hàng với giá trị 10 triệu đồng. Nếu trên hóa đơn ghi rõ, giá bán chưa thuế là 10 triệu đồng, thuế GTGT 10% là 1 triệu đồng thì tổng thanh toán sẽ là 11 triệu đồng. Lúc này, thuế GTGT đầu ra của doanh nghiệp sẽ là 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu hóa đơn lại chỉ ghi tổng thanh toán là 11 triệu đồng mà không ghi 2 khoản kia, thuế GTGT đầu ra lúc này sẽ tính trên tổng 11 triệu đồng. Tương đương thuế GTGT đầu ra sẽ là 1,1 triệu đồng.

ke-toan-thue-gtgt-dau-ra-uy-danh-dich-vu-ke-toan

Kế toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp

Phương pháp trực tiếp sẽ được áp dụng cho các cá nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác (tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp…) không thực hiện  hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định pháp luật.

Đồng thời, những cá nhân, hộ kinh doanh và tổ chức này không được sử dụng hóa đơn GTGT mà chuyển sang sử dụng hóa đơn bán hàng.

Đối với phương pháp trực tiếp, kế toán thuế GTGT đầu ra sẽ tính thuế dựa trên công thức sau:

  • Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào
  • Số thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế hàng hóa dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ này
  • Số thuế GTGT phải nộp = (Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa dịch vụ đó) – Số thuế GTGT đầu vào

Phương pháp kế toán thuế GTGT đầu ra hạch toán

Hạch toán theo phương pháp khấu trừ

Khi sử dụng phương pháp hạch toán thuế GTGT khấu trừ, kế toán thuế GTGT đầu ra sẽ hạch toán như sau:

+ Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán ghi trên hóa đơn)

Có các TK 511, 515, 711 (Giá bán chưa thuế GTGT)

Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp).

Định kỳ, kế toán sẽ tính số thuế GTGT được khấu trừ cùng thuế đầu ra phải nộp, hạch toán:

+ Nợ TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp)

Có TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ).

Hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp

Khi sử dụng phương pháp trực tiếp, kế toán thuế GTGT đầu ra sẽ có 2 cách ghi sổ. Cụ thể:

  • Cách 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn. Sau đó, hạch toán GTGT đầu ra tương tự như theo phương pháp khấu trừ.

Theo đó, hạch toán như sau:

+ Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 511, 515, 711 (Giá bán chưa thuế GTGT)

Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp).

  • Cách 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

Đến khi xác định thuế GTGT phải nộp, kế toán sẽ ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:

+ Nợ TK 511, 515, 711

Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp).

ke-toan-thue-gtgt

Hạch toán thuế GTGT khi nộp thuế, được hoàn, được giảm và truy thu

Khi nộp thuế GTGT đầu ra cho ngân sách Nhà nước, kế toán thuế GTGT đầu ra sẽ hạch toán:

+ Nợ TK 3331

Có TK 111, 112

Trường hợp được giảm thuế GTGT phải nộp, số thuế được giảm này sẽ ghi nhận vào tài khoản thu nhập khác. Kế toán sẽ hạch toán:

+ Nợ TK 33311 (Thuế GTGT phải nộp nếu được trừ vào số thuế phải nộp)

Nợ TK 111, 112 (Nếu số được giảm được nhận lại bằng tiền)

Có TK 711 (Thu nhập khác)

Trường hợp thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra, doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế. Lúc này, kế toán sẽ hạch toán:

+ Nợ các TK 111, 112

Có TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp doanh nghiệp truy thu thuế GTGT phải nộp. Lúc này, kế toán sẽ hạch toán dựa trên quyết định truy thu của cơ quan thuế:

+ Nợ TK 4211 (Lợi nhuận chưa phân phối năm trước)

Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp)

plugins premium WordPress