Kế toán nội bộ cần làm gì trong doanh nghiệp?

Trong doanh nghiệp, kế toán nội bộ đóng vai trò quan trọng để bộ máy vận hành ổn định. Vậy cụ thể, công việc kế toán nội bộ cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Kế toán nội bộ cần làm gì?

Công việc cụ thể của kế toán nội bộ cần làm gì sẽ tùy thuộc vào quy mô, loại hình doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, sẽ có những công việc khái quát sau:

  • Thu thập, kiểm tra, tổng hợp và lưu trữ các hóa đơn, chứng từ liên quan đến các giao dịch tài chính của doanh nghiệp;
  • Phát hành và lưu trữ các chứng từ nội bộ;
  • Hạch toán vào sổ sách, phần mềm các nghiệp vụ, chứng từ nội bộ theo đúng quy định và chuẩn mực kế toán;
  • Phối hợp với bộ phận khác như thủ kho, thu ngân… để công việc vận hành trôi chảy;
  • Định kỳ hoặc đột xuất tiến hành lập các báo cáo để cung cấp cho ban giám đốc hoặc cơ quan nhà nước khi có yêu cầu.
  • Thống kê, xử lý và phân tích số liệu về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, cung cấp số liệu cần thiết, đưa ra tư vấn, tham mưu về hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai;
  • Lập báo cáo tài chính, tính toán kết quả kinh doanh thực tế của công ty vào cuối kỳ;
  • Thực hiện đóng thuế, các khoản phải nộp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Bên cạnh đó, công việc kế toán nội bộ còn được phân theo từng bộ phận cụ thể. Dưới đây là 9 bộ phận kế toán thường gặp trong các doanh nghiệp:

  • Kế toán thu chi;
  • Kế toán kho;
  • Kế toán thuế
  • Kế toán ngân hàng;
  • Kế toán thanh toán;
  • Kế toán tiền lương;
  • Kế toán bán hàng;
  • Kế toán công nợ;
  • Kế toán tổng hợp.

ke-toan-noi-bo-can-lam-gi

Kế toán nội bộ cần làm gì: Phân loại cụ thể theo từng bộ phận

Kế toán thu chi:

  • Thu, chi và lập hóa đơn cho các hoạt động của doanh nghiệp;
  • Theo dõi và quản lý quỹ tiền mặt;
  • Thu, chi các khoản tạm ứng, lương cho nhân viên, cán bộ.

Kế toán kho:

  • Theo dõi, quản lý tình hình hàng hóa xuất – nhập – tồn tại kho;
  • Lập chứng từ xuất và nhập hàng;
  • Quản lý, gửi báo báo định kỳ tình hình hàng hóa tại kho.

Kế toán thuế:

  • Lập tờ khai và nộp thuế môn bài;
  • Định kỳ lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai và các báo cáo thuế như thuế TNDN, GTGT, TNCN.

Kế toán ngân hàng:

  • Hỗ trợ mở tài khoản cho khách hàng, doanh nghiệp
  • Lập ủy nhiệm chi cũng như séc nạp – rút tiền và giao dịch tài khoản
  • Theo dõi tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp.

Kế toán thanh toán:

  • Lập chứng từ liên quan đến thanh toán, tạm ứng, hoàn ứng,…
  • Theo dõi và đối chiếu các khoản tạm ứng, thanh toán.

Kế toán tiền lương:

  • Lập và lưu trữ hợp đồng lao động;
  • Xây dựng, quản lý quỹ lương và điều hành việc thanh toán lương;
  • Theo dõi, chi trả các chế độ của người lao động như BHTN, BHYT, BHXH.

Kế toán bán hàng:

  • Hạch toán số liệu mua bán hàng hóa;
  • Lập chứng từ, hóa đơn bán hàng cũng như yêu cầu chiết khấu
  • Kiểm tra hàng ngày doanh thu và lập báo cáo;
  • Đối chiếu số lượng hàng hóa với thủ kho sau khi kết ca;
  • Hỗ trợ kế toán tổng hợp nếu được yêu cầu.

Kế toán công nợ:

  • Theo dõi tình hình thu, nhận công nợ;
  • Lập kế hoạch, thanh toán công nợ cho khách hàng;
  • Thực hiện hoặc dời thời gian thu hồi nợ;
  • Báo cáo tình hình công nợ.

Kế toán tổng hợp:

  • Tổng hợp, phân loại chứng từ –
  • Theo dõi tình hình kinh doanh hằng ngày
  • Phân tích số liệu, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh trong tương lai.

hach-toan-ke-toan-thanh-toan

Các chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam

Các công việc của kế toán nội bộ sẽ phải tuân thủ theo các chế độ kế toán. Đây là những quy định và hướng dẫn về công việc kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể. Những điều này sẽ do cơ quan Nhà nước về kế toán ban hành. Hoặc cũng có thể tổ chức được cơ quan Nhà nước về kế toán ủy quyền.

Tùy theo loại hình, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng các chế độ khác nhau. Hiện tại, có 5 chế độ kế toán hiện hành tại Việt Nam. Bao gồm:

  • Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ: Quy định tại Thông tư 132/2018/TT-BTC. Dành cho doanh nghiệp có số người không quá 10 người và doanh thu không quá 3 tỷ/năm;
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC. Dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế;
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp: Quy định tại 200/2014/TT-BTC. Có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế;
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp đơn vị hành chính sự nghiệp: Quy định tại Thông tư 107/2017/TT-BTC. Áp dụng cho cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập cùng các tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách Nhà nước;
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam: Quy định tại Thông tư 177/2015/TT-BTC. Đối tượng áp dụng là Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm cả trụ sở chính các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Chi nhánh).