CÁC LOẠI THUẾ CẦN PHẢI ĐÓNG SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Bạn chuẩn bị thành lập công ty những vẫn đang băn khoăn về các loại thuế phải đóng. Bạn có biết có đến 7 loại thuế cơ bản cần phải đóng sau khi thành lập công ty? Bài viết hôm nay, Uy Danh sẽ tư vấn cụ thể những vấn đề trên, các bạn cùng theo dõi nhé!

I. Cơ sở pháp lý

1.       Điều 2, điều 5 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 (được sửa bổ sung, sửa đổi vào năm 2018). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2009; các quy định đối với mặt hàng rượu và bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

2.       Chương 2 Luật thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/09/2016

3.       Điều 4, điều 5 Luật thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 01/07/2010

4.       Điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2017

II. Thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.

Việc phân chia các “loại thuế” có ý nghĩa quan  trọng giúp cơ quan nhà nước dễ kiểm soát việc nộp thuế của các doanh nghiệp, cũng như có thể xây dựng chính sách về thuế để có lợi cho người nộp thuế.

Theo quy định của pháp hiện hành, các loại thuế bao gồm:

·        Thuế môn bài

·        Thuế thu nhập cá nhân

·        Thuế thu nhập doanh nghiệp

·        Thuế giá trị gia tăng

·        Thuế tài nguyên

·        Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

·        Thuế tiêu thụ đặc biệt

III. Các loại thuế cần phải đóng sau khi thành lập công ty:

1.  Thuế môn bài

Căn cứ vào điều 4 nghị định 139/2016/NĐ-CP mức nộp lệ phí thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong giấy đăng ký kinh doanh, trong đó:

a.      Thời gian kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

b.     Trường hợp doanh nghiệp chưa sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c.      Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 03 triệu đồng/ năm và 02 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ.

d.     Đối với chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện hoặc các tổ chức kinh tế khác thì mức đóng lệ phí môn bài là 1 triệu đồng/năm.

e.      Ngoài ra, hộ kinh doanh chuyển sang thành doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không phải đóng lệ phí môn bài trong 03 năm đầu theo khoản 2 điều 16 theo luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.     Thuế thu nhập cá nhân

a.      Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà doanh nghiệp “phải nộp thay” cho người lao động, được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý và quyết toán theo năm.

b.     Thu nhập tính thuế TNCN= Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

c.      Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

3.     Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là kết quả cuối cùng dựa trên quá trình hoạt động sản xuất  kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo luật doanh nghiệp 2008, công thức tính thu nhập thuế doanh nghiệp như sau:

a.   Thuế thu nhập doanh nghiệp = thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

b.  Trong đó thuế suất doanh nghiệp dựa vào thu nhập và thuế suất:

·        Thuế suất thu nhập doanh nghiệp 20% áp dụng cho doanh thu đến 20 tỷ đồng

·        Thuế suất thu nhập doanh nghiệp 22%, áp dụng cho doanh thu trên 20 tỷ đồng

·        Riêng thuế suất doanh nghiệp từ 30% đến 50% áp dụng cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu khí tại Việt Nam.

4.     Thuế giá trị gia tăng

a.      Thuế giá trị gia tăng là thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất đến bán sản phẩm.

b.     Thuế suất giá trị gia tăng  với doanh nghiệp, tùy từng loại hàng dịch vụ kinh doanh, hàng hóa theo các mức như 0%, 5%, 10%.

c.      Có hai phương pháp để tính thuế:

·        Phương pháp tính trực tiếp: Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

·        Phương pháp tính khấu trừ: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.

5.     Thuế tài nguyên

a.      Thuế tài nguyên là loại thuế được sử dụng trong các doanh nghiệp kinh doanh, thực hiện các hoạt động khai thác các khoáng sản tài nguyên thì phải nộp thuế. Áp dụng theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009.

b.     Dựa theo số lượng sản lượng khai thác tài nguyên để tính thuế, giá tính thuế và thuế xuất.

c.      Phương pháp tính: Số tiền thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x thuế suất.

d.     Sản lượng tài nguyên tính thuế:

·        Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

·        Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

·        Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

·        Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.

·        Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m³) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.

·        Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.

6.     Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Các doanh nghiệp  khi hoạt động trong vĩnh lực xuất nhập khẩu hàng hóa thì chúng ta sẽ tính thuế cho doanh nghiệp theo phương pháp sau đây:

a.      Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và theo thuế suất với tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

b.     Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

7.     Thuế tiêu thụ đặc biệt

a.      Theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, các dịch vụ thuộc đối tượng phải chịu đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp đó bao gồm trong các lĩnh vực bia, xe ôm công nghệ thuốc lá,….

b.     Phương pháp tính thuế:

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt  x  Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

IV. Kết luận

Vậy nội dung trên là những thông tin quan trọng và cách tính 7 loại thuế mà các doanh nghiệp phải đóng sau khi thành lập: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thu đặc biệt.

V. Thông tin liên hệ

Trên đây là những thông tin cần thiết về các loại thuế cần phải nộp mà chúng tôi dành cho bạn. Nếu có mọi thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

Mã số thuế: 0315.367.844

Hotline: 0968.55.57.59

Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Website: uydanh.vn

Email: info@uydanh.vn

plugins premium WordPress