ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Trong quá trình tham gia lao động, người lao động nếu không may gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên, bất ngờ xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc và tệ hơn là không còn khả năng lao động để sinh sống. Nhận thấy được điều này, nhà nước đã ban hành  chính sách Bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vậy đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gồm những ai? Bảo hiểm xã hội có bao nhiêu chế độ? Hãy cùng Uy Danh theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn và phòng tránh được rủi ro khi tham gia BHXH nhé.

I. Căn cứ pháp lý

  • Theo điều 2, điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2016

II. Đối tượng áp dụng

1.      Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a)      Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b)      Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c)      Cán bộ, công chức, viên chức;

d)     Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

e)      Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

f)      Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g)     Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h)     Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i)       Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2.      Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3.      Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4.      Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5.      Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

III. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1.      Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a)      Ốm đau;

b)     Thai sản;

c)      Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d)     Hưu trí;

e)      Tử tuất.

2.      Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a)       Hưu trí;

b)     Tử tuất.

3.      Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

IV. Kết luận

Như vậy, Bảo hiểm xã hội bao gồm  sáu chế độ chính: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất. Theo đó, người tham gia  BHXH là những người đóng góp một khoảng nhất định trong thu nhập của họ vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Người lao động cần lưu ý trong trường hợp người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ không phân biệt công việc thời vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Do đó, khi tham gia BHXH, người lao động phải thật sự hiểu rõ về chúng để tránh khỏi những rủi ro liên quan đến vi phạm pháp luật. Sau cùng, Uy Danh hy vọng rằng những kiến thức được đề cập bên trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tham gia lao động.

V. Thông tin liên hệ

Để được tìm hiểu thêm những thông tin về Dịch vụ kế toán và Dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay đến Uy danh để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ và giải quyết những vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng – chính xác và tiết kiệm thời gian. Uy Danh – Sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp!

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

● Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59

● Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

● Website: uydanh.vn Email: info@uydanh.vn