Hiệu lực văn bản pháp luật là gì?

Hiệu lực văn bản pháp luật là giá trị pháp lí của văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) để thi hành hay áp dụng văn bản đó. Nó thể hiện thứ bậc cao thấp của văn bản trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, và thể hiện phạm vi tác động hoặc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật về thời gian, không gian và về đối tượng áp dụng.

Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, Hiến pháp là đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Sau Hiến pháp là các bộ luật & luật do Quốc hội thông qua. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có giá trị sau Hiến pháp và luật, Tiếp đó là các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành (các nghị định, nghị quyết)…

Về nguyên tắc, VBQPPL được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật. Trường hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn.

Hiệu lực của văn bản pháp luật được thể hiện trên các phương diện sau:

  • Hiệu lực về không gian: chỉ giới hạn phạm vi lãnh thổ mà 1 VBQPPL có hiệu lực;
  • Hiệu lực về thời gian: chỉ khoảng thời gian mà 1 VBQPPL có giá trị pháp lí bắt buộc thi hành.

Thời điểm để tính hiệu lực về thời gian của VBQPPL có thể được ghi ngay trong văn bản đó hoặc theo quy định chung của pháp luật về thẩm quyền & trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Theo Luật ban hành VBQPPL của nước ta thì luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UB thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng công báo (trừ trường hợp các văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác).

Văn bán quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn, nêu được quy định tại văn bản đó.

Đối với VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà nội dung quy định có biện pháp thi hành Dựa vào hiệu lực theo không gian, có thể chia trong tình trạng khẩn cấp, thì có thể quy định ngày các văn bản quy phạm pháp luật làm hai loại có hiệu lực sớm hơn.

Hướng dẫn tra cứu hiệu lực văn bản pháp luật miễn phí

Hiệu lực của văn bản pháp luật, hay của điều luật là căn cứ đảm bảo văn bản, điều luật đó còn giá trị áp dụng hay đã hết. Nếu văn bản, điều luật đó đã hết hiệu lực mà còn áp dụng để giải quyết công việc thì gọi là áp dụng sai luật.

Vì vậy, trước khi lựa chọn áp dụng điều khoản của VBQPPL để giải quyết một việc cụ thể nào đó, cần phải kiểm tra xem văn bản đó hay điều khoản của văn bản đó có còn hiệu lực pháp luật để áp dụng hay không. Bạn cần lưu ý rằng có nhiều văn bản còn hiệu lực, nhưng bên trong trong lại có điều khoản đã hết hiệu lực vì bị văn bản khác thay thế, sửa đổi.

Dưới đây là cách kiểm tra hiệu lực văn bản pháp luật miễn phí cho bạn tham khảo:

Bước 1: Mở trang web https://vbpl.vn/pages/portal.aspx

Đây là trang web cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia do Bộ Tư Pháp quản trị và điều hành, nên văn bản luật tại đây được cập nhật đầy đủ, nội dung đảm bảo tin cậy, đúng luật.

 

Bước 2: Copy mã hiệu văn bản và dán vào ô tìm kiếm (chọn chế độ tìm kiếm mặc định bình thường);

VD: Bạn copy mã hiệu văn bản “55/2013/NĐ-CP” và dán vào ô tìm kiếm.

Kết quả có thể là 1 hoặc nhiều văn bản. Nếu là 1 văn bản thì bạn tiếp tục theo bước 3, còn nếu có nhiều văn bản thì bạn tìm đến văn bản có mã hiệu đang tìm kiếm.

 

Bước 3: Chọn mục “thuộc tính”

Tại mục này bạn sẽ thấy thông tin hiệu lực văn bản đã có hiệu lực chưa, ngày có hiệu lực là ngày nào, hiệu lực văn bản có còn không. Nếu đã hết hoặc bị sửa đổi thì sẽ hiển thị văn bản thay thế hay điều khoản thay thế mới.