THỦ TỤC KÊ KHAI TRƯỜNG HỢP NGƯỜI MUA TRẢ LẠI HÀNG CHO NGƯỜI BÁN – GHI NHẬN DOANH THU VÀ KÊ KHAI

Trong quá trình trao đổi mua bán, tình huống hàng bán bị trả lại là một điều không tránh khỏi. Vậy câu hỏi là: Khi nào thì lập hóa đơn trả lại hàng, nếu có thì thủ tục kê khai trường hợp đó như thế nào? Bài viết dưới đây là một gợi ý có thể giúp ích cho bạn.

I.  Cơ sở pháp lý

  • Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực 01/06/2014
  • Công văn số 5839/CT-TTHT ngày 20/02/2017 của Cục Thuế Hà Nội về hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh hàng mua bị trả lại
  • Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC có hiệu lực 20/12/2013
  • Công văn số 84288/CT-HTr ngày 29/12/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế trả lời vướng mắc liên quan đến cách xử lý hóa đơn khi người mua trả lại hàng hóa.

II.   Quy định về hàng bán bị trả lại

Tại điểm 2.8 Phụ lục 4 – Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa – dịch vụ đối với trường hợp trả lại hàng của thông tư 39/2014/TT-BTC được thực hiện như sau:

“2.8.Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT.

Trường Hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu,ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”

  • Khi bán hàng: người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng
  • Sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại, …. như thỏa thuận
  • Người mua muốn trả lại 1 phần hoặc toàn bộ số hàng đã mua

III. Trường hợp người mua có chức năng xuất hóa đơn

1.  Đối với khách hàng là Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp:

Theo Công văn 4122/TCT-CS ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Tổng cục Thuế:

Căn cứ hướng dẫn trên, Tổng cục Thuế nhất trí với đề xuất của Cục thuế thành phố Hà Nội tại mục IIcông văn số 17260/CT-HTr ngày 9/7/2012công văn số 19449/CT-HTr ngày 31/7/2012, cụ thể:

Việc kê khai thuế GTGT trong trường hợp hàng hóa bị trả lại, trong đó người bán dùng hóa đơn mẫu 01/GTKT, khách hàng trả lại là đối tượng sử dụng hóa đơn mẫu 02/GTTT thì xử lý tương tự như trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn quy định tại Điểm 2.8, Phụ lục 4 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính. Cục thuế căn cứ vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp để hướng dẫn thực hiện.

2.  Đối với khách hàng là doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT:

Khi trả lại hàng cho người bán, bên phía người mua phải lập hóa đơn hàng bán trả lại, trên hóa đơn phải ghi rõ:” Hàng hóa trả lại do kém chất lượng, không đúng quy cách, sai sót về tiền thuế GTGT (nếu có)”

IV.  Thủ tục ghi nhận về hàng bán bị trả lại

1.  Đối với bên mua

Lập Phiếu xuất kho trả lại hàng hóa và lập Hóa đơn trả lại hàng cho bên bán (ghi theo giá ban đầu), trên hóa đơn phải ghi rõ:” Hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, kém chất lượng, sai sót về tiền thuế GTGT”

2.   Đối với bên bán

Lập phiếu nhập kho lại hàng bị trả

a) Bên mua

Xuất trả hóa đơn cho người bán và tiến hành bù trừ công nợ

Description: unnamed

(Hóa đơn GTGT nhận được lúc mua hàng)

b) Hạch toán hàng bán bị trả lại

Đối với bên mua

  • Khi nhận hóa đơn mua hàng:

Ghi tăng hàng hóa:

Nợ 152,156,153,211…

Nợ 1331(nếu có)

Có 111,112,331

  • Khi xuất hóa đơn trả lại hàng

Nợ 1111/1121/331 – Số tiền được trả lại

Có 156, 152, 153, … – Hàng hóa trả lại cho người bán (chưa thuế)

Có 1331 – Thuế GTGT (nếu có)

Đối với bên bán

  • Khi xuất hóa đơn bán hàng

Ghi nhận giá vốn:

Nợ 632

Có 156

Ghi nhận doanh thu:

Nợ 111,112,131

Có 511

Có 33311

  • Khi nhận hóa đơn trả lại hàng của người mua:

Ghi giảm giá vốn của hàng bị trả lại:

Nợ 156

Có 632

Ghi giảm doanh thu:

Nợ 5212 – Hàng bán bị trả lại (số tiền chưa thuế) (nếu theo TT200)

Nợ 511 – (theo TT 133)

Nợ 33311 – (thuế GTGT của hàng bán bị trả lại) (nếu có)

Có 111,112,131…. tổng số tiền trên hóa đơn.

3.  Hướng dẫn kê khai hóa đơn

Kê khai điều chỉnh giảm trực tiếp trên các Chi tiêu của Tờ khai 01/GTGT kỳ phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại:

a) Bên mua kê khai

Kê khai Âm (hoặc trừ đi giá trị của hóa đơn trả lại) vào các Chỉ tiêu mua vào (Chỉ tiêu 23-24-25)

b) Bên bán kê khai

Kê khai Âm (hoặc trừ đi giá trị hóa đơn trả lại) vào các Chỉ tiêu Hàng hóa bán ra theo thuế suất của Doanh Nghiệp (Chi tiêu 29-30-31-32- 33)

4.  Trường hợp người mua không có chức năng xuất hóa đơn

Khi trả lại hàng, giữa 2 bên người mua và người bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng, lý do trả hàng và bên bán phải giữ hóa đơn đã lập. 

V.  Kết luận

Nhận biết được sự khó khăn của doanh nghiệp trong khâu xử lý hàng hóa bị trả lại, chúng tôi đã có bài viết nhằm cung cấp thông tin cho bạn về thủ tục kê khai trường hợp trên. Bạn cần lưu ý mình thuộc dạng trường hợp nào để áp dụng cho đúng, bài viết có hướng dẫn kê khai hóa đơn. Chúc bạn thành công.

VI.  Thông tin liên hệ

Nếu có thắc mắc về vấn đề thủ tục kê khai hàng bán bị trả lại hay các vấn đề liên quan hãy liên hệ, mời bạn liên hệ với Uy Danh.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

  • CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn