Doanh nghiệp khi được thành lập thì bạn nên hiểu như thế nào về góp vốn? Thực hiện nó ra sao? Quy định được đưa ra như thế nào?…. Và rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến việc góp vốn khi thành lập một công ty. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những Quy định về vốn và cơ cấu góp vốn khi thành lập công ty.
I.Cơ sở pháp lý
· Luật doanh nghiệp 2014
· Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
II.Vốn điều lệ của công ty là gì?
Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị phần góp vốn của các thành viên cam kết góp đủ, đúng hạn số vốn trong thời gian nhất định
III.Các hình thức góp vốn của công ty
Tổ chức cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật trừ các trường hợp sau:
· Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi nhuận riêng cho cơ quan, đơn vị của mình .
· Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức .
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước:
· Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần góp vốn chi phối
· Vốn điều lệ do doanh nghiệp nhà nước sở hữu toàn bộ .
· Là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi hoặc thực hiện mục tiêu kinh doanh do nhà nước giao.
2. Đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Là loại hình doanh nghiệp đối vốn, trong đó thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, từ 02-50 thành viên. Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
· Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty
· Không được rút vốn ra khỏi công ty dưới mọi hình thức trừ các trường hợp quy định tại điều 52, 53,54 và 68 của Luật doanh nghiệp 2014 .
· Thành viên góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày,kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
· Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp bằng tài sản khác với tài sản đã đăng ký nếu được sự đồng ý của các thành viên khác
Nếu sau thời hạn quy định mà thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
· Thành viên chưa góp vốn sẽ không còn là thành viên của công ty
· Thành viên chưa góp đủ vốn có các quyền tương ứng với phần vốn đã góp.
· Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
· Trong trường hợp này công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần góp của các thành viên trong 60 ngày.
3. Đối với công ty TNHH một thành viên:
Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
· Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
· Chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, góp không đủ, góp không đúng hạn vốn điều lệ
· Trường hợp không góp đủ vốn trong thời gian quy định, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày. Phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
4. Đối với công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau ( hay gọi là cổ phần ). Cổ đông có thể là tổ chức hay cá nhân tối thiểu là 03. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
· Vốn điều lệ của công ty là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại
· Cổ phần đã bán là số cổ phần được chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty.
· Tổng số cổ phần mà công ty chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và chưa được đăng ký mua.
Công ty thay đổi vốn điều lệ khi:
· Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu của họ nếu công ty hoạt động liên tục trong 02 năm
· Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại điều 129 và 140 theo Luật doanh nghiệp
· Vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông thì có thể có cổ phần ưu đãi: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại.
5. Đối với Công ty tư nhân:
Là doanh nghiệp có một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.
· Vốn đầu tư của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng ký
· Toàn bộ tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính theo pháp luật.
· Chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình
· Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn đã đăng ký thì chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh
· Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư
Chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản doanh nghiệp phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
IV. Kết luận
Vậy với nhữngQuy định về vốn và cơ cấu góp vốn khi thành lập công ty chúng tôi đã chia sẻ ở trên mong rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề góp vốn khi thành lập công ty! Nếu còn gì thắc mắc, xin hãy liên lạc với chúng tôi, chúng tôi sẽ sớm trả lời thắc mắc của mọi người.
V. Thông tin liên hệ
Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59
Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Website: uydanh.vn Email: info@uydanh.vn