HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THƯƠNG MẠI TRÊN PHẦN MỀM MISA
Giới thiệu hướng dẫn.
Loại hình thương mại là lĩnh vực kinh doanh phổ biến nhất hiện nay và luôn được các chủ doanh nghiệp lựa chọn, vì trong quá trình hoạt động kinh doanh rất đơn giản chủ yếu là việc mua và bán phân phối loại hàng hóa. Để tìm hiểu rõ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của loại hình thương mại, sau đây UY DANH xin hướng dẫn thực hiện công việc kế toán trên phần MISA.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và video mô phỏng hướng dẫn nghiệp vụ
Nghiệp vụ mua hàng hóa. ( Định khoản và video hướng dẫn)
Mua hàng hóa nhập kho
Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Khi hàng về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho. Bước 2: Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt. Bước 3: Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho. Bước 4: Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho. Bước 5: Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. Bước 6: Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán. Bước 7: Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp. Định khoảnNợ TK 152, 156, 611… | Giá mua chưa có thuế GTGT |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331… | Tổng giá thanh toán |
Mua hàng hóa bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp.
• Mô tả nghiệp vụ Khi mua hàng có phát sinh các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa… Căn cứ vào các hóa đơn chi phí mua hàng liên quan, kế toán mua hàng sẽ phân bổ chi phí thu mua vào các mặt hàng đã mua theo tiêu thức Số lượng hoặc Giá trị của hàng hóa. • Định khoản 1. Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụNợ TK 152, 156, 641, 642… | |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331… |
Nợ TK 152, 156, 641, 642… | Chi phí mua hàng |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331… | Tổng giá thanh toán |
Mua hàng hóa nhập khẩu.
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu về nhập kho, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Khi hàng về đến cảng, nhân viên mua hàng sẽ lập tờ khai hải quan và xuất trình các giấy tờ liên quan (tờ khai, hợp đồng, vận đơn, hóa đơn vận chuyển…). Bước 2: Hải quan kiểm hóa và xác định thuế phải nộp. Bước 3: Nhân viên mua hàng nộp thuế nhập khẩu (trường hợp buộc phải nộp thuế ngay). Bước 4: Hải quan cho thông quan hàng hóa, nhân viên mua hàng nhận hàng hóa tại cảng và cho vận chuyển hàng về kho của công ty (tự vận chuyển hoặc thuê ngoài). Bước 5: Khi hàng hóa về đến kho của công ty, nhân viên mua hàng giao toàn bộ hóa đơn, chứng từ cho kế toán mua hàng, đồng thời đề nghị nhập kho hàng hàng hóa. Bước 6: Kế toán kho lập Phiếu nhập kho. Bước 7: Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho. Bước 8: Thủ kho ghi sổ kho, còn kế toán ghi sổ kế toán kho. Bước 9: Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. Bước 10: Nếu sau khi nhận hàng phải thanh toán luôn tiền hàng, kế toán sẽ hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp. • Định khoản Trường hợp 1: . Trường hợp nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừNợ TK 152, 156, 611… | Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu) |
Có TK 111, 112, 331 | |
Có TK 333 | Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ |
Có TK 3331 | Thuế GTGT phải nộp (33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu) |
Nợ TK 152, 156 | Nguyên vật liệu, hàng hóa (Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu) |
Có TK 111, 112, 331 | |
Có TK 3333 | Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu) |
Có TK 3331 | Thuế GTGT phải nộp (33312) |
Nợ TK 152, 156 | Nguyên vật liệu, hàng hóa (giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu) |
Có TK 331 | Phải trả người bán |
Có TK 3332 | Thuế tiêu thụ đặc biệt |
Mua hàng hóa không qua kho.
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ mua hàng về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (không nhập kho), thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Khi nguyên vật liệu về đến phân xưởng sản xuất hoặc công trường, quản đốc phân xưởng hoặc công trường nhận nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất. Bước 2: Nhân viên mua hàng giao cho kế toán mua hàng hóa đơn chứng từ của nhà cung cấp. Bước 3: Kế toán mua hàng hạch toán chi phí và kê khai hóa đơn đầu vào. Bước 4: Trường hợp nhân viên mua hàng thanh toán ngay (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho nhà cung cấp sau khi nhận được hàng, khi về đến doanh nghiệp sẽ thực hiện các thủ tục để thanh toán với Kế toán. Bước 5: Trường hợp còn nợ nhà cung cấp, sau khi nhận được chứng từ của nhân viên mua hàng, kế toán mua hàng hạch toán công nợ với nhà cung cấp. • Định khoảnNợ TK 621, 623, 627, 641… | Giá mua chưa có thuế GTGT |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331… | Tổng giá thanh toán |
Mua dịch vụ
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nhu cầu sử dụng một số dịch vụ như: điện, internet, vệ sinh, vận chuyển bốc xếp hàng hóa… thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Căn cứ vào thỏa thuận về việc cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp xuất hóa đơn và yêu cầu công ty trả tiền dịch vụ. Bước 2: Kế toán hoàn thành các thủ tục thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, nếu chưa thanh toán ngay kế toán ghi nhận công nợ với nhà cung cấp. • Định khoảnNợ TK 152, 156 | Giá mua chưa có thuế GTGT |
Nợ TK 641, 642… (Thông tư 200) | Giá mua chưa có thuế GTGT |
Nợ TK 6421, 6422… (Thông tư 133) | Giá mua chưa có thuế GTGT |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331… | Tổng giá thanh toán |
Mua hàng ccdc, khấu hao CCDC hằng tháng
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ mua công cụ, dụng cụ sẽ phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng công cụ, dụng cụ từ các phòng ban, bộ phận trong đơn vị sẽ làm đề nghị yêu cầu mua sắm CCDC phục vụ công viêc. Khi yêu cầu được phê duyệt sẽ cử nhân viên Hành chính đi mua sắm công cụ, dụng cụ. Bước 2: Sau khi công cụ, dụng cụ được mua về, bộ phận Hành chính sẽ ghi chép vào sổ theo dõi và lập biên bản giao nhận công cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị. Bước 3: Kế toán trưởng, Giám đốc, người giao, người nhận sẽ ký vào biên bản giao nhận công cụ, dụng cụ với các phòng ban, bộ phận trong đơn vị. Bước 4: Kế toán mua hàng nhận hóa đơn mua hàng từ nhân viên mua hàng, ghi sổ kế toán và kê khai thuế đầu vào. Bước 5: Kế toán CCDC nhận bộ chứng từ về CCDC để ghi sổ CCDC (Bộ chứng từ gồm: Hóa đơn mua CCDC, hồ sơ kỹ thuật về CCDC (nếu có), biên bản giao nhận CCDC…) và theo dõi CCDC để phân bổ và quản lý sử dụng. • Định khoảnNợ TK 242 (TT200) | Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ nhiều lần) |
Nợ TK 623, 627, 641, 642 | Giá trị công cụ, dụng cụ (CCDC phân bổ 1 lần và tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh) |
Nợ TK 1331 | Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331… | Tổng giá thanh toán |
Mua tài sản cố định, phân bổ tài sản cố định
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ mua mới TSCĐ, thông thường có các hoạt động sau: Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch mua sắm tài sản, nhu cầu sử dụng tài sản, bộ phận có nhu cầu lập yêu cầu mua sắm tài sản. Bước 2: Bộ phận quản lý tài sản (tại đơn vị lớn thường thành lập thành 1 phòng riêng, đối với các đơn vị nhỏ thường là bộ phận hành chính hoặc phòng tổng hợp) kiểm tra sự phù hợp của yêu cầu mua sắm tài sản chuyển Giám đốc phê duyệt. Bước 3: Giám đốc ra quyết định mua sắm tài sản chuyển bộ phận phụ trách mua sắm tài sản. Bước 4: Bộ phận mua sắm tài sản chuẩn bị hồ sơ mua sắm tài sản bao gồm các công việc sau: Xem xét các báo giá (ít nhất là 3 bảng báo giá của 3 nhà cung cấp khác nhau), tổ chức đấu thầu (nếu cần thiết), sau khi xem xét xong sẽ chọn nhà cung cấp phù hợp. Bước 5: Bộ phận mua sắm tài sản chuyển bộ hồ sơ mua sắm tài sản trên và kết quả lựa chọn nhà cung cấp chuyển Giám đốc phê duyệt. Bước 6: Căn cứ vào phê duyệt của Giám đốc, Bộ phận mua sắm tài sản thực hiện mua sắm tài sản: Ký hợp đồng mua sắm tài sản, nhận tài sản, hóa đơn mua sắm tài sản, biên bản thanh lý hợp đồng và các tài liệu có liên quan khác và thông báo cho bộ phận có liên quan. Bước 7: Bộ phận quản lý tài sản và bộ phận mua sắm tài sản nhận tài sản và bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng. Bước 8: Căn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận tài sản vào thẻ tài sản cố định và sổ theo dõi tài sản cố định theo các bước công việc sau: o Khai báo TSCĐ: gắn mã số cho tài sản, khai báo thông tin về tên, số lượng, chủng loại, đặc tính kỹ thuật và các thông tin khác. o Xác định và ghi nhận nguyên giá Tài sản cố định dựa trên bộ hồ sơ mua sắm Tài sản cố định. o Khai báo bộ phận sử dụng, ngày sử dụng, thời gian tính khấu hao và các thông tin về phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng. • Định khoảnNợ TK 211 | Tài sản cố định hữu hình |
Nợ TK 212 | Tài sản cố định thuê tài chính (TT200) |
Nợ TK 2112 | Tài sản cố định thuê tài chính (TT133) |
Nợ TK 213 | Tài sản cố định vô hình (TT200) |
Nợ TK 2113 | Tài sản cố định vô hình (TT133) |
Nợ TK 217 | Bất động sản đầu tư |
Nợ TK 1332 | Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331, 341… | Tổng giá thanh toán |
Bút toán thanh toán công nợ nhà cung cấp
• Mô tả nghiệp vụ Khi công ty trả nợ cho nhà cung cấp bằng tiền mặt, thường phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Căn cứ vào yêu cầu của nhân viên đi trả nợ hoặc công ty (nhà cung cấp) đến đòi nợ, kế toán thanh toán sẽ lập Phiếu chi. Bước 2: Chuyển Phiếu chi cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt Bước 3: Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu chi đã được duyệt, thực hiện xuất quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ Bước 4: Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu chi có chữ ký của thủ quỹ và người nhận tiền để ghi số kể toán tiền mặt. • Định khoảnNợ TK 331 | Phải trả cho người bán |
Có TK 111 | Tiền mặt (1111, 1112) |
Nghiệp vụ bán hàng (Video xuất hóa đơn và ghi nhận doanh thu )
Bán hàng hoá, dịch vụ trong nước
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng hóa, dịch vụ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Khách hàng đến mua hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào yêu cầu khách hàng đề nghị xuất kho Bước 2: Kế toán kho lập Phiếu xuất kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt Bước 3: Căn cứ vào Phiếu xuất kho, Thủ kho xuất kho hàng hoá và ghi Sổ kho Bước 4: Nhân viên kinh doanh nhận hàng và giao cho khách hàng Bước 5: Kế toán bán hàng ghi nhận doanh số bán hàng Bước 6: Nhân viên bán hàng yêu cầu kế toán bán hàng xuất hoá đơn cho khách hàng Bước 7: Nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt cho nhân viên bán hàng thì nhân viên bán hàng sẽ nhận tiền và mang về nhập quỹ, nếu thanh toán bằng tiền gửi thì khách hàng sẽ chuyển khoản vào tài khoản của công ty. • Định khoản Ghi nhận doanh thu bán hàngNợ TK 111, 131 | Tổng giá thanh toán |
Có TK 511 | Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
Có TK 3331 | Thuế GTGT phải nộp (nếu có) |
Nợ TK 632 | Giá vốn hàng bán |
Có TK 152, 155, 156… |
Thu tiền công nợ khách hàng
• Mô tả nghiệp vụ Khi khách hàng mang tiền mặt đến trả nợ, sẽ phát sinh một số hoạt động sau: Bước 1: Sau khi nhận được tiền trả nợ của khách hàng, nhân viên sẽ yêu cầu kế toán thanh toán lập Phiếu thu. Bước 2: Thủ quỹ sẽ căn cứ vào Phiếu thu để thu tiền mặt, đồng thời ghi sổ quỹ. Bước 3: Kế toán thanh toán căn cứ vào Phiếu thu có chữ ký của thủ quỹ và người nộp tiền để ghi số kể toán tiền mặt. => Nếu khách hàng thanh toán trong thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán, công ty sẽ chỉ thu số tiền sau khi đã trừ đi chiết khấu. Khi đó kế toán thanh toán hạch toán bổ sung thêm bút toán chiết khấu thanh toán: Nợ TK 635/Có TK 131. • Định khoảnNợ TK 111 | Tiền mặt (1111, 1112) |
Có TK 131 | Phải thu của khách hàng |
Nghiệp vụ xuất kho sử dụng hàng hóa làm ccdc, trừ lương do mất hàng hóa, hư hỏng hàng hóa …
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ xuất CCDC cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ phát sinh các hoạt động sau: Bước 1: Bộ phận/nhân viên có nhu cầu làm đề nghị mua CCDC gửi trưởng bộ phận, giám đốc phê duyệt đề nghị mua CCDC. Bước 2: Sau khi nhận được đề nghị mua CCDC, Nhân viên mua hàng tìm kiếm nhà cung cấp, báo giá và đề xuất lựa chọn nhà cung cấp, trình giám đốc phê duyệt. Bước 3: Nhân viên mua hàng lập đơn mua hàng, trình trưởng bộ phận và giám đốc phê duyệt và chuyển đơn mua hàng cho nhà cung cấp để đặt mua hàng. Bước 4: Nhà cung cấp thực hiện giao hàng, khi CCDC về đến kho, nhân viên mua hàng giao cho kế toán hóa đơn chứng từ và đề nghị viết Phiếu nhập kho. Bước 5: Kế toán kho lập Phiếu nhập kho, sau đó chuyển Kế toán trưởng ký duyệt. Bước 6: Căn cứ vào phiếu nhập kho, thủ kho kiểm, nhận hàng và ký vào phiếu nhập kho. Bước 7: Thủ kho ghi sổ kho, lưu 1 liên phiếu nhập kho và chuyển 1 liên cho kế toán. Kế toán kho căn cứ vào phiếu nhập kho để ghi sổ kế toán kho. Bước 8: Kế toán mua hàng hạch toán thuế và kê khai hóa đơn đầu vào. Bước 9: Căn cứ vào yêu cầu sử dụng CCDC tại các bộ phận được phê duyệt, kế toán kiểm tra nếu CCDC trong kho còn đủ để xuất sẽ viết phiếu xuất kho. Bước 10: Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt phiếu xuất kho. Bước 11: Căn cứ vào phiếu xuất kho đã duyệt, thủ kho thực hiện xuất kho, ký vào phiếu xuất kho và ghi sổ kho. Bước 12: Kế toán kho nhận phiếu xuất kho và ghi sổ kế toán. Bước 13: Hành chính nhận CCDC, lập biên bản giao nhận các phòng ban, bộ phận trong đơn vị. Bước 14: Sau khi bàn giao xong CCDC, Kế toán trưởng, Giám đốc, người giao, người nhận sẽ ký vào biên bản giao nhận CCDC. Bước 15. Kế toán CCDC nhận lại biên bản giao nhận CCDC để ghi sổ CCDC. Bước 16. Trường hợp CCDC xuất ra được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh thì cuối mỗi tháng kế toán tiến hành phân bổ giá trị CCDC vào chi phí. • Định khoản 1. Khi mua CCDC về nhập khoNợ TK 153 | Giá mua chưa có thuế GTGT |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) |
Có TK 111, 112, 331 | Tổng giá thanh toán |
Nợ TK 154 | Bộ phận sản xuất (TT 133) |
Nợ TK 623 | Chi phí máy thi công |
Nợ TK 627 | Chi phí sản xuất chung |
Nợ TK 641 | Chi phí bán hàng |
Nợ TK 642 | Chi phí quản lý doanh nghiệp |
Có TK 152, 153, 155, 156 | 100% giá trị CCDC (Xuất CCDC, thành phẩm hoặc hàng hóa trong kho ra sử dụng như CCDC) |
Nợ TK 242 | Chi phí trả trước |
Có TK 152, 153, 155, 156 | 100% giá trị CCDC (Xuất CCDC, thành phẩm hoặc hàng hóa trong kho ra sử dụng như CCDC) |
Nợ TK 154, 623, 627, 641, 642 | Giá trị CCDC phân bổ trong kỳ |
Có TK 242 |
Tính giá xuất kho (Hạch toán giá vốn_xuất hàng)
Cho phép thực hiện tính giá xuất kho VTHH, cập nhật giá xuất kho vào các phiếu xuất kho trong kỳ Cách thao tác • Tại phân hệ Kho, chọn chức năng Tính giá xuất kho bên thanh tác nghiệp.Phương pháp bình quân cuối kỳ.
- Đối với phương pháp bình quân cuối kỳ, cần lựa chọn tính giá theo kho hay không theo kho. Nếu tính giá theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên từng kho, nếu tính giá không theo kho thì giá của từng vật tư sẽ được tính bình quân trên tất cả các kho.
- Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính chung cho tất cả các chi nhánh phụ thuộc.
Phương pháp bình quân tức thời.
- Đối với phương pháp bình quân tức thời, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các phiếu xuất phía sau.
- Tùy chọn Tính theo kho hoặc Tính giá không theo kho sẽ được tích tự động theo thiết lập ở menu Hệ thống\Tùy chọn\Vật tư hàng hóa.
- Đối với dữ liệu đa chi nhánh, giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.
Phương pháp nhập trước xuất trước.
- Đối với phương pháp nhập trước xuất trước, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá
xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, có thể phát sinh sửa hoặc chèn thêm chứng từ ở
trước các phiếu xuất đã được tính giá, khi đó cần phải thực hiện tính giá xuất kho để tính lại giá cho các
phiếu xuất phía sau.
- Đối với dữ liệu đa chi nhánh: giá của từng vật tư sẽ được tính độc lập theo từng kho và từng chi nhánh.
Phương pháp đích danh
- Đối với phương pháp đích danh, khi ghi sổ từng chứng từ xuất kho, chương trình luôn cập nhật giá xuất cho phiếu xuất đó. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc có thể phát sinh lỗi nên cần thực hiện tính giá xuất kho để đảm bảo tính đúng đắn của giá xuất.
- Khi tính lại giá xuất kho, chương trình sẽ tự động chỉ ra các chứng từ thay đổi so với lần tính giá trước có khả năng ảnh hưởng đến giá xuất kho cần phải thực hiện tính lại giá để đảm bảo đúng đắn
- Khi tính lại giá xuất kho, chương trình sẽ cập nhật lại đơn giá nhập kho cho các phiếu nhập kho hàng bán trả lại (trường hợp đơn giá nhập kho chọn Lấy từ giá xuất kho)
- Khi tính lại giá cho các chứng từ nhập kho lắp ráp, tháo dỡ (trường hợp lắp ráp nhiều vòng), nếu có thay đổi giá thì chỉ phải tính lại giá xuất kho 1 lần. Còn với trường hợp chứng từ xuất kho linh kiện và chứng từ lắp ráp thành phẩm phát sinh vào 2 tháng khác nhau thì phải tính lại giá cho cả 2 tháng này.
- Thay đổi cách tính giá cho vật tư hàng hoá có nhiều đơn vị tính => Giá vốn = Số lượng x Đơn giá vốn.
- Thay đổi cách tính giá trong trường hợp đổi tính giá từ theo kho sang không theo kho (hoặc ngược lại): nếu trước đó không phát sinh chứng từ nhập kho, thì Đơn giá xuất = Giá trị tồn/Số lượng tồn
Tính lương và hạch toán lương, bảo hiểm xã hội.
Định khoảnNợ TK 622 | Chi phí nhân công trực tiếp |
Nợ TK 623 | Chi phí sử dụng máy thi công (6231) |
Nợ TK 627 | Chi phí sản xuất chung (6271) |
Nợ TK 641 | Chi phí bán hàng (6411) |
Nợ TK 642 | Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) |
Nợ TK6421, 6422 | Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (Thông tư 133) |
Có TK 334 | Phải trả người lao động (3341, 3348) |
Có TK 338 | Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3385 (TT133), 3386 (TT200) |
Lập tờ khai thuế GTGT phát sinh, hạch toán khấu trừ thuế GTGT, nộp tiền.
• Mô tả nghiệp vụ Khi phát sinh nghiệp vụ thuế GTGT, thông thường sẽ có các hoạt động sau: Bước 1: Kế toán tập hợp các hóa đơn, chứng từ mua hàng, dịch vụ để ghi nhận thuế GTGT đầu vào Bước 2: Kế toán tập hợp các hóa đơn, chứng từ bán ra để ghi nhận thuế GTGT bán ra Bước 3: Lập tờ khai thuế GTGT Bước 4: Cuối kỳ, thực hiện khấu trừ thuế GTGT • Định khoản 1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừNợ TK 152, 153, 156, 211, 213, 611… | |
Nợ TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) |
Có các TK 111, 112, 331… | Tổng giá thanh toán |
Nợ TK 111, 112, 131… | Tổng giá thanh toán |
Có TK 33311 | Thuế GTGT đầu ra |
Có TK 511 |
Nợ TK 33311 | Thuế GTGT đầu ra |
Có TK 133 | Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) |