Giấy khám sức khỏe là một loại giấy tờ quan trọng không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc do các đơn vị cơ sở y tế có thẩm quyền chứng nhận. Điều này được quy định rõ ràng trong các mẫu giấy khám sức khỏe theo thông tư 14.
Đối tượng có thể làm giấy khám sức khỏe theo thông tư 14
Thông tư 14 được áp dụng cho hầu hết mọi đối tượng là người mang quốc tịch Việt Nam. Bởi vậy đây là cơ hội tốt để người lao động được thăm khám định kỳ. Nó cũng được áp dụng với cả học sinh, sinh viên trước khi đi nhập học hoặc người lao động mới được tuyển dụng,…
Những trường hợp không cần thực hiện làm giấy khám sức khỏe là bệnh nhân thăm khám nội trú hoặc ngoại trú ở các cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Ngoài ra người thăm khám với mục đích giám định pháp y và y khoa cũng nằm trong đối tượng của Thông tư 14.
Việc khám sức khỏe theo thông tư 14 cũng không bao gồm trường hợp khám bệnh nghề nghiệp, khám lấy giấy chứng thương, giám định tâm thần và giám định pháp y,… Những người có nhu cầu thăm khám để thi trường quân đội hay công an cũng không thuộc quy định của thông tư 14 do Bộ Y Tế ban hành.
Mẫu giấy khám sức khỏe theo thông tư 14
Mẫu giấy khám sức khỏe theo thông tư 14 được áp dụng trong hồ sơ khám tuyển hay khám đi làm tại các cơ quan/đơn vị. Dưới đây một số mẫu được sử dụng nhiều nhất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau: “Điều 8. Cấp Giấy khám sức khỏe Theo đó, Giấy khám sức khỏe theo Thông tư 14 có thời hạn là 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau: “Điều 7. Phân loại sức khỏe Theo đó, người thực hiện khám bệnh sẽ phân loại sức khỏe theo quy định trên cho người có nhu cầu khám sức khỏe theo Thông tư 14. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BYT: “Điều 3. Chi phí khám sức khỏe Theo đó, tổ chức, cá nhân cần khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe theo mức giá DV khám bệnh chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa 2 đơn vị. Như vậy, mức giá khám sức khỏe theo Thông tư 14 tùy thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị để đưa ra mức giá.Thời hạn của giấy khám sức khỏe theo Thông tư 14
1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ:
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.”Phân loại sức khỏe khi đi khám sức khỏe theo Thông tư 14
1. Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng cho đối tượng KSK phải ghi rõ kết quả khám, phân loại sức khỏe của chuyên khoa, ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám và kết quả khám của mình.
2. Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người được cơ sở KSK phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
a) Phân loại sức khỏe của người được KSK theo quy định tại Quyết định số 1613/BYT-QĐ hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp KSK chuyên ngành;
b) Ghi rõ các bệnh, tật của người được KSK (nếu có). Trường hợp người được KSK có bệnh, tật thì người kết luận phải tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh.
3. Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở KSK vào Giấy KSK hoặc Sổ KSK định kỳ (dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở KSK theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu). Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì việc đóng dấu được thực hiện sau khi tiến hành nhân bản Giấy KSK theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.”Chi phí khám sức khỏe theo Thông tư 14
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị KSK phải trả chi phí KSK cho cơ sở KSK theo mức giá dịch vụ KBCB đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp từ hai Giấy KSK trở lên thì phải nộp thêm phí cấp Giấy KSK theo quy định của pháp luật.
3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động KSK được thực hiện theo quy định của pháp luật.”