Thông tư 22 đánh giá học sinh như thế nào?

Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT được ban hành ngày 20/07/2021. Vậy thông tư 22 đánh giá học sinh như thế nào? Đây là vấn đề mà nhiều học sinh cùng giáo viên đều quan tâm. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT theo thông tư 22

Ngày 20/7/2021, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 6, 7, 10; năm học 2023-2024 đối với 6, 7, 8, 11; năm học 2024-2025 đối với toàn bộ học sinh.

Thông tư này quy định về đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (sau đây gọi chung là học sinh), bao gồm: đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; sử dụng kết quả đánh giá; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT được áp dụng đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Kết quả học tập của học sinh theo môn học

a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét

– Trong một học kì, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Có đủ số lần kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư này và tất cả các lần được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

– Cả năm học, kết quả học tập mỗi môn học của học sinh được đánh giá theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

+ Mức Đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Đạt.

+ Mức Chưa đạt: Kết quả học tập học kì II được đánh giá mức Chưa đạt.

b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số

– Điểm trung bình môn học kì (sau đây viết tắt là ĐTBmhk) đối với mỗi môn học được tính như sau:

ĐTBmhk =

TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck

Số ĐĐGtx+ 5

TĐĐGtx: Tổng điểm đánh giá thường xuyên.

– Điểm trung bình môn cả năm (viết tắt là ĐTBmcn) được tính như sau:

ĐTBmcn =

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

3

ĐTBmhkI: Điểm trung bình môn học kì I.

ĐTBmhkII: Điểm trung bình môn học kì II.

2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a) Mức Tốt:

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.

b) Mức Khá:

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.

– Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

c) Mức Đạt:

– Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

– Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

3. Điều chỉnh mức đánh giá kết quả học tập

Nếu mức đánh giá kết quả học tập của học kì, cả năm học bị thấp xuống từ 02 (hai) mức trở lên so với mức đánh giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này chỉ do kết quả đánh giá của duy nhất 01 (một) môn học thì mức đánh giá kết quả học tập của học kì đó, cả năm học đó được điều chỉnh lên mức liền kề.

Đánh giá học sinh được lên lớp, đánh giá lại trong kì nghỉ hè, không được lên lớp

1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông:

a) Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

b) Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên.

c) Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

2. Trường hợp học sinh phải rèn luyện trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này; học sinh phải kiểm tra, đánh giá lại môn học trong kì nghỉ hè thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

3. Học sinh không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì không được lên lớp hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông.

4. Đối với học sinh khuyết tật: Hiệu trưởng căn cứ kết quả đánh giá học sinh khuyết tật theo quy định tại Điều 11 Thông tư này để xét lên lớp hoặc công nhận hoàn thành chương trình trung học cơ sở, chương trình trung học phổ thông đối với học sinh khuyết tật.

So sánh về đánh giá học sinh giữa Thông tư 22 và Thông tư 58 (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 26)

STTThông tư 58 và Thông tư 26Thông tư 22
1Đánh giá hạnh kiểm:

Tốt, Khá, Trung bình, Yếu

Đánh giá rèn luyện:

Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt

Thay đổi thuật ngữ

Điều kiện để xếp rèn luyện cuối năm loại Tốt là xếp rèn luyện cuối Học kỳ 1 phải đạt mức Khá trở lên; điều kiện để xếp rèn luyện cuối năm loại Khá là xếp rèn luyện cuối năm Học kỳ 1 phải đạt từ mức Đạt trở lên

2Danh hiệu học sinh giỏi:

Học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt

Danh hiệu học sinh xuất sắc:

Học lực Tốt, rèn luyện Tốt; có 06 môn học đạt từ 9,0 trở lên

3Danh hiệu học sinh tiên tiến: Học lực Khá, Hạnh kiểm Tốt; hoặc Học lực Giỏi, Hanh kiểm KháDanh hiệu học sinh giỏi:

Học lực Tốt, rèn luyện Tốt

Để đạt danh hiệu học sinh xuất sắc thì điều kiện phải có 06 môn đánh giá bằng cho điểm kết hợp nhận xét đạt từ 9 điểm trở lên. Cấp THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá cho điểm
4Đánh giá học lưc:

Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

Xếp loại Giỏi: Có 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đạt từ 8,0 trở lên

Xếp loại Khá: Có 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đạt từ 6,5 trở lên

Đánh giá học lực: Giỏi, Khá, Đạt, Chưa đạt

 

Xếp loại Tốt: Có ít nhất 6 môn đạt từ 8,0 trở lên (THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá điểm)

Xếp loại Khá: Có ít nhất 6 môn đạt từ 6,5 trở lên (THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá điểm)

5Kiểm tra thường xuyên (KTtx) gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết dưới 1 tiết, kiểm tra thực hành dưới 1 tiếtKiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi-đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập

 

6Có tính điểm trung bình chung các môn học cuối kỳ, cả nămBỏ tính điểm trung bình chung các môn học cuối kỳ, cả năm
Thông tư 58, Thông tư 26, cuối học kỳ, cuối mỗi năm học, mỗi học sinh sẽ có điểm trung bình chung các môn cuối học kỳ, cả năm (tổng điểm trung bình các môn/tổng số môn tính điểm).

Theo Thông tư 22, bỏ tính điểm trung bình chung các môn. Khi đó, xếp loại học sinh Tốt, Khá, Đạt là dựa vào số lượng môn học (6 môn) có điểm trung bình chung các môn đạt một mức nào đó.