Phân biệt các loại hình kế toán phổ biến

Kế toán là một trong những công việc phổ biến hiện nay. Vậy có bao nhiêu loại hình kế toán? Phân biệt giữa những loại hình kế toán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về công việc kế toán

Kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của các doanh nghiệp. Đây là bộ phận có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp, xử lý các chứng từ, công văn, con số… Đồng thời, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của tổ chức, doanh nghiệp… khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, nghiệp vụ kế toán không chỉ có ở trong mỗi doanh nghiệp. Dựa vào cơ sở tuyển dụng, phạm vi trách nhiệm, hoạt động hàng ngày, kế toán được chia thành 4 loại hình quan trọng. Đó là:

  • Kế toán doanh nghiệp;
  • Kế toán công;
  • Kế toán Chính phủ;
  • Kế toán điều tra.

ke-toan-thue-gtgt-dau-ra-uy-danh-dich-vu-ke-toan

Loại hình kế toán doanh nghiệp

Loại hình kế toán doanh nghiệp phục vụ cho đối tượng doanh nghiệp. Kế toán doanh nghiệp sẽ đảm nhận các công việc sau:

  • Thiết lập, duy trì hệ thống kế toán công ty: Dựa trên loại hình doanh nghiệp, kế toán sẽ thành lập hệ thống kế toán phù hợp. Sau đó, quản lý và duy trì để đảm bảo hệ thống này hoạt động hiệu quả;
  • Tính toán lương nhân viên cùng các khoản kèm theo: Đây là một trong những trách nhiệm quan trọng của kế toán doanh nghiệp. Để tính lương, kế toán sẽ phải dựa trên những khoản liên quan. Chẳng hạn như bảng chấm công, phụ cấp, khấu trừ hay bảo hiểm;
  • Quản lý chi phí đặc biệt: Bên cạnh các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kế toán còn phải tính những chi phí đặc biệt khác. Chẳng hạn như tiền bảo hiểm, thuế, tiền thưởng…. Điều này nhằm đảo bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định kinh doanh Nhà nước đặt ra;
  • Quản lý khoản phải trả: Đây là những khoản doanh nghiệp phải trả cho bên thứ ba. Bao gồm nhà cung cấp, ngân hàng, nhân viên, cơ quan thuế và các bên liên quan khác… Kế toán sẽ tiếp nhận hóa đơn, chứng từ và thực hiện các thủ tục, quản lý thông tin liên quan đến các khoản phải trả này.
  • Quản lý khoản phải thu: Đây là khoản tiền doanh nghiệp có quyền đòi hỏi. Kế toán sẽ lo các thủ tục, quản lý thông tin để biết số tiền phải thu là bao nhiêu, khi nào hết hạn, xuất hóa đơn…

Loại hình kế toán công

Kế toán công là loại hình kế toán mà các doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ kế toán cho khách hàng. Những khách hàng này có thể là doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức phi lợi nhuận và có thể là cả tổ chức chính phủ.

Trách nhiệm của kế toán công là đảm bảo báo cáo tài chính, số liệu của công ty phải chính xác, đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Nhiệm vụ của kế toán công là:

  • Lập báo cáo tài chính;
  • Kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Đảm nhận việc lập tờ khai thuế cho khách hàng;
  • Tư vấn, chẳng hạn như tư vấn cài đặt các biện pháp kiểm soát, hệ thống kế toán, hỗ trợ kiện tụng…

Kế toán điều tra

Kế toán điều tra sẽ nghiên cứu và phân tích chi tiết những thông tin tài chính theo yêu cầu khách hàng. Sau đó, sẽ điều tra rằng có hay không xảy ra việc gian lận hoặc thao túng tài chính.

Kế toán điều tra sẽ gồm 2 chức năng chính:

  • Hỗ trợ pháp lý (Litigation Support): Hỗ trợ chuyên môn kế toán trong vấn đề liên quan pháp lý như giá trị thiệt hại là bao nhiêu. Qua đó, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thông qua quyết định của của tòa án hoặc dàn xếp giữ hai bên.
  • Điều tra kế toán (Investigative Accounting): Xác định bằng chứng của việc phạm pháp. Chẳng hạn như tài sản biển thủ là bao nhiêu, bằng chứng gian lận tài chính là gì…

Nhìn chung, kế toán điều tra sẽ có những nhiệm sụ sau:

  • Dựa trên yêu cầu của khách hàng, thực hiện điều tra về vấn đề kế toán. Thực hiện điều tra bằng cách lập kế hoạch, tiến hành điều tra và báo cáo kết quả dựa trên bằng chứng;
  • Phân tích dữ liệu điều tra, hỗ trợ xử lý hậu quả. Đồng thời, tư vấn điều chỉnh các vấn đề về kế toán trong phạm vi;
  • Nhận diện, dự đoán các rủi ro, gian lận có thể xảy ra. Đồng thời, tư vấn hỗ trợ các biện pháp phòng ngừa rủi ro, gian lận.

Loại hình này khá phổ biến ở các nước phương Tây và chưa phổ biến tại Việt Nam. Những công việc của kế toán điều tra chủ yếu do các cơ quan điều tra thực hiện. Tuy nhiên, một số dịch vụ tư vấn trên thị trường về bản chất là các biểu hiện của kế toán điều tra.

cach-lam-ke-toan-thue

Kế toán chính phủ

Kế toán chính phủ được thành lập nhằm duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các nguồn lực. Đồng thời, phân chia các hoạt động thành các quỹ khác nhau để hướng vào các chương trình khác nhau. Có hai tổ chức được thành lập là Ban Chuẩn mực Kế toán Chính phủ (GASB) và Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính (FASB). Loại hình kế toán này cũng khá phổ biến ở các nước phương Tây.

Nhiệm vụ của kế toán Chính phủ:

  • GASB: Phát triển (tạo mới và cập nhật) các tiêu chuẩn kế toán và báo cáo tài chính;.
  • FASB: Công việc tương tự nhưng đối với tất cả các tổ chức khác không liên quan đến Chính phủ;
  • Duy trì tài chính của các chi nhánh hoặc cơ quan Chính phủ;
  • Quản lý các nguồn lực của Chính phủ.