Khi nào doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi GPKD?

Công ty, DN của bạn có một số thay đổi phát sinh nhưng bạn không biết có cần làm thủ tục thay đổi GPKD hay không?Để tránh bị phạt nặng vì mắc phải những sai lầm về pháp lý về GPKD, trước và sau khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, DN phải thực hiện các thủ tục pháp lý, thuế, ngân hàng, hóa đơn..v..v.. theo đúng quy định. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những trường hợp DN cần làm thủ tục thay đổi GPKD để bạn biết được và tránh những sai lầm không đáng có.

Những trường hợp cần thay đổi GPKD

1. Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

  • Thay đổi tên công ty;
  • Thay đổi địa chỉ công ty;
  • Thay đổi vốn điều lệ công ty: Tăng vốn điều lệ công ty hoặc giảm vốn điều lệ công ty;
  • Thay đổi thông tin trên CMND/CCCD/Hộ chiếu về chủ sở hữu, cổ đông/thành viên góp vốn;
  • Thay đổi người đại diện pháp luật/thay đổi giám đốc;
  • Thay đổi thành viên/cổ đông góp vốn;
  • Thay đổi thông tin CMND của giám đốc công ty;
  • Thay đổi bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;
  • Thay đổi những thông tin khác hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư (giấy phép đầu tư)/Giấy phép kinh doanh;

2. Thay đổi nội dung hiển thị trên các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện thì bắt buộc thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể: Nơi đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện sở tại
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: Cơ quan cấp là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan được ủy quyền cấp;
  • Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm: Cơ quan cấp là Cục an toàn thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy: Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sở tại;
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự: Cơ quan cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sở tại.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám: Cơ quan cấp Sở y tế Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép sản xuất thuốc thú y: Nơi cấp Cục thú y sở tại;
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ, tin học: Nơi cấp Sở giáo dục Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép dạy nghề của cơ sở: Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép kinh doanh nhập khẩu: Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép kinh doanh xuất khẩu: Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép quảng cáo: Nơi cấp Sở văn hóa thông tin và truyền thông;
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm;
  • Giấy phép bán buôn rượu: Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép bán lẻ rượu: Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp: Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Nơi cấp Sở Giao thông vận tải Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép khuyến mãi theo chương trình: Nơi cấp Sở công thương Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động: Nơi cấp Sở lao động thương binh và Xã hội tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại;
  • Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa: Nơi cấp Sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh/Thành phố sở tại;

Nếu có phát sinh những thay đổi nội dung trên thì DN/hộ KD cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh/thay đổi giấy phép đầu tư/thay đổi đăng ký kinh doanh để phù hợp với nhu cầu hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Và cũng giúp doanh nghiệp tránh bị xử phạt vi phạm hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh cần những giấy tờ/thông tin gì?

Hồ sơ thay đổi GPKD sẽ cần những thủ tục giấy tờ phụ thuộc vào việc thay đổi cụ thể của từng trường hơp. Nếu doanh nghiệp/cơ sở kinh doanh phát sinh thay đổi liên quan đến nội dung gì thì cần cung cấp thông tin, hồ sơ giấy tờ liên quan đến nội dung cần thay đổi đó.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi tên công ty thì cần cung cấp tên mới của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn thay đổi vốn điều lệ thì cần cung cấp cơ cấu sở hữu vốn của mỗi thành viên sau khi thay đổi là bao nhiêu %, và Tổng vốn điều lệ sau khi thay đổi là bao nhiêu. Ngoài ra cần thêm giấy tờ tùy thân có chứng thực của thành viên mới thêm vào công ty.

Nếu doanh nghiệp muốn thay đổi địa chỉ cần cung cấp địa chỉ mới chính xác. Còn nếu doanh nghiệp muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh thì cần cung cấp danh sách ngành nghề kinh doanh dự tính đăng ký theo danh mục ngành nghề kinh doanh…

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp giá gốc

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

  •  Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  •  Hotline: 0968.55.57.59
  •  Website: uydanh.vn –  info@uydanh.vn