Quy định về đặt tên công ty/doanh nghiệp

Bạn có đang tìm hiểu cách đặt tên cho doanh nghiệp? Việc đặt tên cho công ty không phải tùy hứng mà phải tuân thủ những quy định của pháp luật . Vậy đặt tên công ty như thế nào cho đúng?

Quy định về cách đặt tên doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp phải đặt ở trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Tên doanh nghiệp phải được in trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu.
  • Cơ quan đăng ký có quyền từ chối tên đăng ký. Quyết định của cơ quan đăng ký là cuối cùng theo điều 32,33 và 34 Luật Doanh nghiệp.

Tham khảo quy định Điều 38,39,40,41,42 của luật Doanh Nghiệp 2014 trước khi đặt tên cho doanh nghiệp

Những điều cần biết khi đặt tên cho doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là gì?

  • Tên doanh nghiệp là cách để nhận dạng thương hiệu có thể qua hình ảnh, tên gọi, ký hiệu, đặt tên doanh nghiêp giúp đối tác, khách hàng dễ dàng nhận và nhớ đến bạn.
Tên doanh nghiệp là gì

Các loại tên doanh nghiệp:

  1. Tên tiếng Việt:
  2. Gồm hai yếu tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng
  3. Loại hình doanh nghiệp: đứng trước tên riêng và bắt buốc phải có khi đặt tên doanh nghiệp
  4. “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
  5. “Công ty hợp danh”,” công ty HD” đối với công ty hợp danh.
  6. “Doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”, hoặc “doanh nghiệp TN” đối với công ty tư nhân.
  7. Tên riêng của doanh nghiệp:
  8. Được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu.
  9. Tên riêng đứng sau loại hình doanh nghiệp và bắt buộc phải có.
  10. Tên doanh nghiêp bằng tiếng nước ngoài
  11. Được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hệ chữ la-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.
  12. Khi dịch sang tiếng nước ngoài phải giữ nguyên hoặc nghĩa tương đương.
  13. Tên viết tắt của doanh nghiệp: được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên tiếng nước ngoài.

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

  • Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác (đã đăng ký), trừ doanh nghiệp đã giải thể, tuyên bố phá sản theo quy định (khoản 1 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ – CP).
  • Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký không bắt buộc phải đăng ký đổi tên.
  • Khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trùng tên với doanh nghiệp khác thỏa thuận, thương lượng với nhau.
  • Không sử dụng tên cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký tự vi phạm truyền thống – văn hóa, đạo đức và phong tục của dân tộc theo quy định Điều 2, Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL
  • Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác.

Nguyên tắc tra cứu tên công ty

  • Nhập tên riêng của doanh nghiệp khi tra cứu, không cần nhập loại hình.
  • Nếu tên doanh nghiệp có chữ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam” hoặc Bắc, Trung, Nam khi tra cứu có thể bỏ đi phần này.

Tra cứu tên công ty tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Cách tra cứu tên doanh nghiệp
Cách tra cứu tên doanh nghiệp(nguồn internet)

Các lưu ý khi đặt tên

  • Trước khi đặt tên cho công ty, nên tham khảo các doanh nghiệp đã đăng ký tên trước đó.
  • Tên đăng ký có thể từ chối nếu phòng đăng ký không chấp thuận.
  • Cần cẩn thận khi viết tắt khi đặt tên cho công ty sẽ gây khó hiểu.
  • Đối với tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “văn phòng đại diện” đối với phòng đại diện.
  • Tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Đây là những chia sẻ của Tax Uy Danh về những quy định khi đặt tên công ty. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức khi đặt tên cho doanh nghiệp. Khi có vấn đề thắc mắc, băn khoăn về dịch vụ đặt tên cho doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để nhận sự giúp đỡ.