Các ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định và không cần vốn pháp định

Khi thành lập nên một doanh nghiệp bao giờ cũng cần phải có vốn pháp định.Và các vấn đề liên quan đến vốn pháp định luôn là câu hỏi khiến bạn cảm thấy khó khăn và nan giải.Vì thế,bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo và tìm hiểu thêm về Vốn pháp định là gì?,Các ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định,…để nắm rõ chi tiết hơn nhé.

 

Sơ lược về vốn pháp định

Vốn pháp định là gì?

  • Vốn pháp định là một trong những điều kiện tiền đề của một số ngành nghề kinh doanh.
  • Vốn pháp địnhlà một yêu cầu bắt buộc và là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập nên một doanh nghiệp.
  • Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền quy định, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp,từng lĩnh vực,từng ngành, nghề kinh doanh khác nhau mà sẽ có mức quy định về số vốn pháp định khác nhau.
  • Vốn pháp định sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư rõ ràng và điều hành hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.

Vốn pháp định có đặc điểm gì?

  • Được quy định cho một số ngành nghề kinh doanh có liên quan đến tài chính như chứng khoán,bảo hiểm,kinh doanh vàng,tiền tệ và bất động sản.
  • Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh như cá nhân,tổ chức,hộ kinh doanh,doanh nghiệp,…
  • Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch,tổ chức các hoạt động,dự án sau khi đã thành lập,tránh được những rủi ro trong quá trình kinh doanh.
  • Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp trước khi doanh nghiệp nhận giấy phép thành lập.
  • Vốn pháp định không phải là vốn điều lệ.

Các ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định

  • Khi doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn tối thiểu lớn hơn hoặc bằng mức vốn quy định theo từng lĩnh vực,ngành nghề sau đây:

Lĩnh vực Ngân hàng

Theo nghị định 10/2011/NĐ-CP.

  • Ngân hàng thương mại nhà nước: 3000 tỷ VNĐ.
  • Ngân hàng liên doanh: 3000 tỷ VNĐ.
  • Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: 3000 tỷ VNĐ.
  • Ngân hàng chính sách: 5000 tỷ VNĐ.
  • Ngân hàng đầu tư: 3000 tỷ VNĐ.
  • Ngân hàng phát triển: 5000 tỷ VNĐ.
  • Ngân hàng hợp tác: 3000 tỷ VNĐ.
  • Chính sách ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.
  • Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
  • Công ty tài chính: 500 tỷ VNĐ.
  • Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ VNĐ.

Lĩnh vực Tài chính

  • Kinh doanh bất động sản: 20 tỷ VNĐ (điều 3 nghị định 76/2015/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: 6 tỷ đồng (khoản 1 điều 5 nghị định 84/2016/NĐ-CP.
  • Kinh doanh chứng khoán áp dụng với công ty chứng khoán: Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP.
    • Môi giới chứng khoán: 25 tỷ VNĐ.
    • Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ VNĐ.
    • Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ VNĐ.
    • Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh chứng khoán áp dụng với công ty quản lý quỹ: 25 tỷ VNĐ (khoản 2 Điều 11 Nghị định 86/2016/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 71 Nghị định 58/2012/NĐ-CP).
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:
    • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ VNĐ (Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP).
    • Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ VNĐ (Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP).
    • Kinh doanh bảo hiểm; bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1000 tỷ VNĐ (Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ VNĐ (theo Khoản 3 Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ: 5 tỷ VNĐ (khoản 2 Điều 6 Nghị định 69/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: 100 tỷ VNĐ (khoản 2 Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: 500 tỷ VNĐ (khoản 2 Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP).

Lĩnh vực Giao thông vận tải hàng không

  • Kinh doanh cảng hàng không,sân bay: Theo khoản 2 điều 14 nghị định 92/2016/NĐ-CP.
    • Nội địa: 100 tỷ đồng.
    • Quốc tế: 200 tỷ đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không bao gồm dịch vụ khai thác nhà ga hành khách,kho hàng hóa và dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ VNĐ (khoản 1 Điều 17 Nghị định 92/2016/NĐ-CP.
  • Kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ (điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP).
  • Kinh doanh vận tải biển quốc tế: 5 tỷ VNĐ (điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP).

Lĩnh vực Lao động và Xã hội

  • Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động: 2 tỷ VNĐ (điều 6 Nghị định 55/2013/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ việc làm: ký quỹ 300 triệu VNĐ(điều 7,10 Nghị định 52/2014/NĐ-CP).
  • Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ VNĐ (Điều 3 Nghị định 126/2007/NĐ-CP).

Lĩnh vực Công thương

  • Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp: 10 tỷ VNĐ (điều 7 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng: ký quỹ 7 tỷ đồng (điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP).
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt: ký quỹ 7 tỷ đồng (điều 24 Nghị định 69/2018/NĐ-CP).
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh: ký quỹ 10 tỷ đồng (điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP).

Lĩnh vực Giáo dục

  • Thành lập trường đại học tư thục: Vốn đầu tư tối thiểu 1000 tỷ VNĐ (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường) (Điều 87 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).
  • thành lập Phân hiệu trường đại học tư thục: Vốn đầu tư tối thiểu 250 tỷ VNĐ (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu) (Điều 91 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).
  • Thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục: Vốn đầu tư tối thiểu 50 tỷ VNĐ (không bao gồm giá trị đất) (Điều 78 Nghị định 46/2017/NĐ-CP).
  • Thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài: Vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ VNĐ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất) (Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP).

Các ngành nghề kinh doanh “không” cần vốn pháp định

  • Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu.
  • Kinh doanh phân bón (phân bón vô cơ).
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và du lịch.
  • Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt.
  • Bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô.
  • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.
  • Điều kiện thành lập doanh nghiệp điện ảnh.
  • Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài….

Bài viết trên cung cấp thông tin về các ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định và không có vốn pháp định.Mong rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ bổ sung thêm kiến thức bổ ích cho mình.Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này xin vui lòng liên hệ qua hotline 0968.555.759 để được tư vấn và giải thích chi tiết.Xin cảm ơn.