Mỗi công ty lớn thường không thể quản lý hết các khâu cũng như các khu vực của mình. Vì vậy họ thường thành lập các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện cho công ty mình. Vậy chi nhánh và văn phòng đại diện khác nhau ở chỗ nào và công ty nên chọn phương án nào là phù hợp nhất.
1 Cần hiểu rõ như thế nào là chi nhánh và văn phòng đại diện cho công ty
1.1 Thế nào là chi nhánh công ty ?
Chi nhánh công ty là một “đơn vị hành chính thuộc công ty”. Có một phần hoặc toàn bộ chức năng và nhiệm vụ “ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP” cho công ty ở khu vực hoặc vùng lãnh thổ kinh doanh của công ty. Phân phối cũng như sản xuất kinh doanh các sản phẩm mà công ty phân bổ
Chi nhánh phải kinh doanh cùng ngành nghề, lĩnh vực với công ty chủ thể.
1.2 Thế nào là văn phòng đại diện cho công ty ?
Văn phòng đại diện là một hình thức “ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP” cho công ty mẹ về mặt pháp lý cũng như bảo vệ tên tuổi, lợi ích của công ty.
- Tên VPĐD phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên VPĐD phải mang tên doanh nghiệp kèm theo “Văn phòng đại diện”.
- Tên VPĐD phải được viết hoặc gắn tại trụ sở văn phòng đại diện.
- Văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành
2 Sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện ?
- Chi nhánh:
- Chi nhánh được phép thực hiện các công việc, nghiệp vụ cũng như đứng ra kinh doanh như chính công ty mẹ của mình.
- Chi nhánh được phép hạch toán và ghi nhận doanh thu chi phí tại chi nhánh.
- Chi nhánh được thành lập và tổ chức hoạt động trong một đơn vị hoặc phạm vi ranh giới quốc gia.
- Có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động sinh lợi cho công ty.
- Văn phòng đại diện:
- Văn phòng đại diện chỉ có chức năng về mặt hình thức và không được phép đứng ra thực hiện các công việc kinh doanh như công ty mẹ mình.
- Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực. Nó có thể vượt ra ngoài ranh giới một quốc gia, tùy theo quy mô và hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp.
- Không được phép thực hiện hoạt động ghi nhận doanh thu trực tiếp.
3 Chức năng và thẩm quyền của từng phương án
Theo quy định của bộ luật dân sự 2005 thì:
Điều 92: Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân
- Pháp nhân có thể đặt văn phòng đại diện, chi nhánh ở nơi khác với nơi đặt trụ sở của pháp nhân.
- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
- Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
- Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.
4 Nên chọn phương án nào phù hợp với tiềm lực và nhu cầu của doanh nghiệp ?
Căn cứ theo chức năng và thẩm quyền của từng phương án công ty mà doanh nghiệp có thể chọn thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh.
Nếu doanh nghiệp muốn tổ chức “KINH DOANH QUY MÔ LỚN” ở một khu vực khác (nhưng vẫn nằm trong phạm vi quốc gia), doanh nghiệp có thể chọn thành lập chi nhánh để có đủ quyền về mặt pháp nhân có thể thay mặt công ty mẹ thực hiện các công việc kinh doanh sinh lời.
Nếu doanh nghiệp chỉ muốn tổ chức một “HÌNH THỨC ĐẠI DIỆN” công ty về mặt pháp lý và chuyển hết thông tin cần xử lý về công ty mẹ thì có thể chọn văn phòng đại diện để tiết kiệm chi phí và đơn giản hơn trong vấn đề pháp lý khi thành lập.
Trên đây là những thông tin cần thiết mà Uy Danh mang đến cho bạn. Nếu có thắc mắc gì cụ thể các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline: 0968.55.57.59 hoặc đến trực tiếp văn phòng công ty tại địa chỉ: 45D, đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM.