Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Hiện nay, ngành nghề kinh doanh là một phần quan trọng không thể thiếu đối với mọi công ty, doanh nghiệp. Để công ty, hay doanh nghiệp cung cấp một sản phẩm, dịch vụ, buân bán, thương mại, cung ứng cho khách hàng mọi lĩnh vực nào đó thì buộc trong mã ngành của công ty đã đăng ký phải có mã ngành tương ứng với lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh. Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần ra sao? Phức tạp hay đơn giản? Hãy cùng đồng hành  cùng công ty Uy Danh để hiểu thêm về vấn đề này nhé./

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần

1.1.         Hồ sơ thay đổi ngành nghề công ty cổ phần

(Thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 49 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký Doanh nghiệp):

Hồ sơ thay đổi ngành nghề công ty cổ phần

Một bộ hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh phải bao gồm:

  1. Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có họ tên, chữ ký của người đại diện pháp luật trong doanh nghiệp
  2. Quyết định của Đại hội cổ đông về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh (do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký). Quyết định phải thay đổi rõ ràng những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty
  1. Bản sao hợp lệ Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh (có chữ ký của chủ tọa cuộc họp và người ghi biên bản). Biên bản phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong Điều lệ công ty
  2. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
  3. Mục lục hồ sơ ghi theo số thứ tự bên trên
  4. Bìa hồ sơ thường được bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác
  5. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký cho doanh nghiệp.
  • Nộp hồ sơ và nhận kết quả
  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
  • Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Nếu sai sót hoặc thiếu giấy tờ Phòng đăng ký kinh doanh hoặc Sở kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo để bổ sung giấy tờ. Khi hồ sơ hợp lệ thì sẽ trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
  • Căn cứ vào lịch hẹn trên Giấy biên nhận, sẽ lên nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã thay đổi
  • Nộp qua mạng điện tử

Bước 1: Scan tất cả hồ sơ

Bước 2: Đăng nhập vào trang dangkyquamang.dkkd.gov.vn và nộp hồ sơ

Bước 3: Nhận thông báo kết quả

Sau khi nhận được thông báo hợp lệ, bạn in giấy biên nhận  + thông báo hợp lệ kèm hồ sơ bản cứng nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Nhận kết quả theo lịch hẹn trên Giấy biên nhận do Chuyên viên trao

1.3.         Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh

  • Doanh nghiệp cần phải xem xét lại nhu cầu cần thiết cũng như ngành nghề đã được dự định để đăng ký kinh doanh
  • Cần phải có đủ các điều kiện ( vốn pháp định, giấy phép con, chứng chỉ,…) để được thực hiện kinh doanh
  • Đối với các doanh nghiệp khi có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh cũ mà Giấy chứng nhận kinh doanh chưa được mã hoá cấp 4 thì khi thay đổi phải mã hoá lại
  • Bổ sung hồ sơ trong 10 ngày làm việc nếu doanh nghiệp có thay đổi mà không thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

_ Quá thời hạn 01- 30 ngày doanh nghiệp bị cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000

_ Quá thời hạn 31- 90 ngày doanh nghiệp bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000

_ Quá thời hạn từ 91 ngày trở lên sẽ bị phạt từ 2.000.000 cho đến 5.000.000

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc với hồ sơ mà doanh nghiệp đã gửi, Cơ quan kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện

bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Bước 1: Doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh mình sẽ đăng ký bổ sung, kiểm tra danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện xem ngành nghề mình kinh doanh có nằm trong danh mục này không?

Bước 2: Kiêm tra luật chuyên ngành sẽ điều chỉnh ngành nghề kinh doanh dự định bổ sung, kiểm tra điều kiện để có thể kinh doanh ngành nghề có điều kiện và đối chiếu xem doanh nghiệp có đáp ứng điều kiện hay không?

Bước 3: Nộp hồ sơ hồ sơ và nhận Giấy xác nhận thay đổi ngành nghề.

Bước 4: Tiến hành thủ tục xin giấy phép hoạt động ngành nghề có điều kiện để có thể đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề;

4 bước cơ bản doanh nghiệp cần tham khảo và thực hiện để tránh những sai lầm khi đăng ký kinh doanh có điều kiện

 

Trên đây là Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần . Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến thắc mắc và phản hồi của các bạn. Mong các bạn hãy tin tưởng và luôn đồng hành cùng công ty UY Danh chúng tôi.