Thay đổi con dấu công ty trường hợp khi công ty thay đổi đăng ký kinh doanh (tên,địa chỉ), hoặc trong quá trình sử dụng bị hư hại (hỏng, mất). Con dấu là vật cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là những điều cần lưu ý khi tìm hiểu về thủ tục thay đổi con dấu công ty.
1. Các trường hợp cần thay đổi con dấu công ty
- Thay đổi tên công ty
- Thay đổi loại hình kinh doanh của doanh nghiệp
- Thay đổi mã số thuế của doanh nghiệp
- Thay đổi hình thức con dấu( nội dung, số lượng con dấu và màu mực dấu theo điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP có quy định)
- Con dấu bị mất, mờ, hỏng, mòn méo và không còn giá trị sử dụng
Khi xảy ra một trong số các trường hợp trên doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở
Trường hợp con dấu cũ của doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở khi thay đổi địa chỉ địa chỉ này cũng cần thay đổi con dấu. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở nếu không ảnh hưởng đến mẫu con dấu thì không phải thay đổi mẫu dấu
2. Thủ tục cần lưu ý khi thay đổi con dấu công ty
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật
- Bản sao đăng ký kinh doanh đã được công chứng
- Giấy chứng nhận mẫu dấu của con dấu cũ
- Chứng minh thư người nộp hồ sơ
Bước 2. Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch đầu tư tại tỉnh hoặc thành phố
Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở.
Bước 3. Nhận giấy chứng nhận mẫu dấu mới tại Sở Kế hoạch đầu tư
3. Lưu ý trong quá trình thực hiện thủ tục thay đổi con dấu
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 96/2015/NĐ-CP
- Trường hợp doanh nghiệp thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 nếu tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện báo cáo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 nếu làm con dấu mới, doanh nghiệp phải tiến hành nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cũ cho cơ quan công an nơi trước đây đăng ký mẫu dấu và nhận giấy Biên nhận đã trả lại con dấu từ cơ quan công an, hồ sơ trả mẫu dấu bao gồm:
- Bản sao công chứng Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Kinh Doanh
- Bản gốc giấy chứng nhận mẫu dấu
- Công văn đề nghị trả con dấu
- Giấy ủy quyền ( nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp)
- Chứng minh nhân dân của người nộp hồ sơ
- Con dấu
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 07 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu thì doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu theo thủ tục thông thường, và phải thông báo đến cơ quan công an nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu về việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
- Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp
- Thay đổi số lượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và màu mực dấu
- Hủy con dấu
- Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp
4. Đơn mẫu xin thay đổi con dấu công ty
Đơn mẫu xin thay đổi con dấu công ty(ảnh mang tính chất tham khảo)
5. Thời gian hoàn thành thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp
Sau khi thực hiện báo cáo và hoàn tất hồ sơ để nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sẽ mất từ 1 đến 2 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho việc khắc con dấu mới.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành thực hiện việc đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 3 ngày.
6. Những lưu ý trong việc chuẩn bị hồ sơ thay đổi con dấu.
1. Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp thành lập mới)
2. Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu/số lượng mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp thay đổi).
Mẫu thông báo thay đổi mẫu dấu thực hiện theo phụ lục 1- 10 theo công văn 4211/BKHĐT- ĐKKD.
Trong đó, tại mục “Hình thức con dấu” yêu cầu phải có mẫu con dấu cũ và con dấu mới.
Thông báo về việc thay đổi con dấu theo Thông tư (ảnh minh họa)
Tuy nhiên, một số trường hợp không cần phải có mẫu cũ khi thông báo mẫu dấu( Công văn số 9720/BKHĐT- ĐKKD) gồm:
Các doanh nghiệp được thành lập trước ngày 01/07/2015 nhưng bị mất con dấu hoặc đã trả con dấu cho cơ quan doanh công an.
Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 01/07/2015 nhưng bị mất con dấu và hiện nay có nhu cầu thay đổi mẫu mới
3. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
4. Mục lục hồ sơ (thực hiện theo quy trình)
- Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp thành lập mới)
- Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện (trường hợp thay đổi)
- Tờ khai người nộp hồ sơ
5. Bìa hồ sơ
Bìa hồ sơ có thể sử dụng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác.
6. Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Link tham khảo https://expertis.vn/thu-tuc-thay-doi-con-dau/
7. Xử phạt vi phạm hành chính khi không thông báo mẫu dấu
Căn cứ theo Điều 12, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, nghị định xử phạt vi phạm hành chính như sau: Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
8. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý của Uy Danh
- Tư vấn những quy định pháp luật về việc thay đổi con dấu của doanh nghiệp
- Soạn hồ sơ thay đổi con dấu doanh nghiệp
- Tư vấn những điều cần lưu ý khi thay đổi con dấu doanh nghiệp
Đây là bài viết giải đáp các thắc mắc, các vấn đề cần lưu ý cho bạn đọc khi tìm hiểu thủ tục thay đổi con dấu công ty. Nếu bạn đọc vẫn chưa rõ hay muốn tìm chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp hoặc tư vấn về giấy phép kinh doanh thì quý bạn đọc có thể liên hệ tới Công ty Uy Danh để được tư vấn trực tiếp miễn phí. Xin cảm ơn.