Thủ tục chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH là thủ tục cần thiết khi thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định ngừng tham gia góp vốn chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cần lưu ý về vấn đề trên đến với người đọc.

Chuyển nhượng vốn góp của thành viên hợp danh

I.Cơ sở pháp lý

+ Điều 9 thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013.

+ Luật doanh nghiệp 2014 .

II.Hình Thức

  • Vốn góp là tổng giá trị của các thành viên cam kết góp vào công ty
  • Thành viên chuyển nhượng lại phần vốn góp của mình cho các thành viên khác tương ứng với phần vốn góp của mình.
  • Thành viên có mong muốn yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình;
  • Thành viên công ty sử dụng phần vốn góp để trả nợ;
  • Thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

III. Hồ Sơ

1. Với công ty TNHH 1 thành viên

·        Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi;

·        Thông báo thay đổi Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên;

·        Thông báo thay đổi Người đại diện theo pháp luật;

·        Điều lệ Công ty sửa đổi;

·        Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;

·        Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

·        Bản sao CMND hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật mới..

2. Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

·        Thông báo thay đổi Thành viên góp vốn của công ty TNHH hai thành viên trở lên;

·        Quyết định và Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc chuyển nhượng vốn góp;

·        Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng vốn góp.

·        Các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng: Bản sao chứng thực cá nhân dưới 3 tháng:  chứng minh thư nhân dân; thẻ căn cước công dân; hộ chiếu còn hiệu lực.

·        Hồ sơ cần được chuẩn bị theo đúng quy định và thời hạn.

IV. Thủ Tục 

·        Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

·        Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi thành viên công ty.

·        Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Lưu ý: Thời gian giải quyết từ 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

V. Sự khác biệt giữa chuyển nhượng và mua lại vốn góp:

1. Chuyển nhượng vốn góp:

·        Tư cách thành viên của người chuyển nhượng phần vốn góp sẽ được chuyển giao cho người cá nhân, tổ chức nhận chuyển nhượng. Vốn của công ty và tỷ lệ vốn của các thành viên trong công ty không thay đổi.

·        Bên bán là các thành viên góp vốn và bên mua là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu góp vốn.

·        Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014 thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

2. Mua lại vốn góp:

·        Giảm vốn điều lệ công ty tương ứng với phần vốn góp yêu cầu mua lại, tư cách thành viên của người yêu cầu mua lại vốn góp bị mất đi, tỷ lệ vốn góp của các thành viên còn lại trong công ty sẽ bị thay đổi.

·        Bên bán là các thành viên góp vốn và bên mua là chính công ty.

·        Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngày nhận được yêu cầu).

·        Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

VI. Hồ sơ thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng vốn:

Đối với doanh nghiệp: Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm:

·        Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC);

·        Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu:

1.      Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng;

2.      Thời gian chuyển nhượng;

3.      Nội dung chuyển nhượng;

4.      Quyền và nghĩa vụ của từng bên;

5.      Giá trị của hợp đồng;

6.      Thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.

·        Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

·        Bản chụp chứng nhận vốn góp;

·        Chứng từ gốc của các khoản chi phí.

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuế.

Đối với cá nhân: Hồ sơ kê khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn:

–         Cá nhân chuyển nhượng vốn kê khai tờ khai thuế TNCN mẫu 06/TNCN.

–         Nộp tiền thuế TNCN phát sinh từ việc chuyển nhượng vốn.

–         Hồ sơ liên quan đến quá trình chuyển nhượng vốn như:

Ø  Hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Ø  Số vốn chuyển nhượng phát sinh.

Ø  Giá trị hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Ø  Thời gian chuyển nhượng vốn.

Ø  Phương thức và đồng tiền thanh toán.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

·        Chậm nhất ngày thứ 10 kể từ ngày 2 bên ký và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng vốn;

·        Chậm nhất ngày thứ 10 kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn.

·        Kê khai sau 10 ngày thì bị phạt chậm nộp tờ khai và phát sinh tiền lãi phải nộp nếu có; chi tiết theo điều 9 thông tư 166/2013/TT-BTC quy định

Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

1.      Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

2.      Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

3.      Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

4.      Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

5.      Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

6.      Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a.      Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b.      Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.

c.      Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d.      Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.

7.      Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

8.      Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.

9.      Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.

10. Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.

Bên cạnh những thủ tục trên người có nhu cầu chuyển nhượng vốn góp cần lưu ý về những cập nhật mới (nếu có)

VII. Kết luận

Trên đây là những thông tin đáng lưu ý về thủ tục chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH nói chung. Nếu quý đọc giả có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này thì Công ty TNHH Uy Danh rất sẵn lòng tư vấn miễn phí thông qua các k

VIII. Thông tin liên lạc

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.  Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59

Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn