THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
Trong quá trình hoạt động, để mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn thành lập thêm chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Tuy nhiện, thành lập địa điểm kinh doanh là lựa chọn tốt nhất giúp doanh nghiệp vừa đạt được mục đích vừa tránh khỏi những thủ tục phức tạp.
Những điều cần biết khi thành lập địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là gì?
“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể” (Theo điều 45 Luật doanh nghiệp 2014). Hiểu chi tiết hơn thì địa điểm hoạt động kinh doanh là nơi doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của một nhóm ngành cụ thể được chọn.
Đặc điểm của địa điểm kinh doanh:
- Địa điểm kinh doanh chỉ thực hiện chức năng kinh doanh.
- Không có con dấu,
- Không có tư cách pháp nhân của công ty
- Không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều khu vực khác nhau như:
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng phường với trụ sở công ty.
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng quận với trụ sở công ty.
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở công ty.
- Thành lập địa điểm kinh doanh cùng khác tỉnh với trụ sở công ty.
Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh:
Theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
a) Mã số doanh nghiệp;
b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);
c) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
d) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
đ) Họ, tên, nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
Tại sao doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh?
- Muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình.
- Thành lập đơn vị kinh doanh với thủ tục đơn giản, hồ sơ không phức tạp
- Không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh nhưng lại có thể phát sinh được hoạt động kinh doanh (khác với văn phòng đại diện công ty chỉ là nơi giao dịch, chào hàng) thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.
Những lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh công ty
Doanh nghiệp có thể tự do thành lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu (không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính)
Không giới hạn số lượng địa điểm kinh doanh, chỉ cần đảm bảo thành lập theo đúng quy định của pháp luật.
Mỗi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).
Mọi thắc mắc, yêu cầu phỏng vấn, có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập địa điểm kinh doanh, quý khách vui lòng liên hệ với công ty TNHH dịch vụ và tư vấn Tax Uy Danh bằng các phương thức dưới đây:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH
- Địa chỉ: 45D, Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Hotline: 0968.55.57.59
- Website: uydanh.vn – info@uydanh.vn