Pháp luật quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?

Để một công ty đi vào hoạt động thì bắt buộc phải có vốn điều lệ. Vậy vốn điều lệ công ty cổ phần ở đây là gì? Được pháp luật quy định ra sao? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những thắc mắc, các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ công ty cổ phần. Nếu bạn muốn nắm rõ và chi tiết hơn về vốn điều lệ thì không nên bỏ lỡ bài viết này.

vốn điều lệ công ty cổ phần

(Các quy định về vốn điều lệ công ty)

 

Vốn điều lệ công ty là gì?

Theo quy định tại luật doanh nghiệp:

  • Đối với loại hình công ty cổ phần, “vốn điều lệ công ty cổ phần” là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp (được ghi trong Điều lệ công ty và giấy chứng nhận doanh nghiệp).

Pháp luật quy định về vốn điều lệ công ty

Theo khoản 1 điều 112 luật doanh nghiệp:

Quy định về thời hạn góp vốn công ty cổ phần

Các cổ đông phải thanh toán đầy đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, (trừ trường hợp điều lệ công ty quy định một thời hạn khác ngắn hơn).

Nếu sau thời hạn quy định tại khoản 1 điều 112 các cổ đông chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trước đó, thì thực hiện theo quy định sau:

  • Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ mất quyền làm cổ đông công ty và không được quyền chuyển nhượng quyền mua cổ phần cho người khác.
  • Cổ đông chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương đương với số cổ phần đã thanh toán nhưng không được quyền nhượng cổ phần chưa thanh toán cho người khác.
  • Hội đồng quản trị sẽ có quyền bán những cổ phần chưa được thanh toán.
  • Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương đương với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty.
  • Trong thời hạn 30 ngày,kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua, công ty phải thay đổi cổ đông sáng lập và đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng trị giá cổ phần đã được thanh toán đủ.

Vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu?

 

  • Nếu công ty cổ phần đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức vốn quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Vốn tối thiểu để thành lập công ty cổ phần

(Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định)

  • Nếu công ty cổ phần đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường, không yêu cầu mức vốn pháp định, thì luật không có mức quy định vốn tối thiểu khi thành lập công ty. Nhưng nếu đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp thì khi đi giao dịch và làm việc với các đối tác, ngân hàng, thuế,… Thì thường sẽ không nhận được sự tin tưởng đối với doanh nghiệp và rất hạn chế giao dịch.

Rút vốn công ty cổ phần

Cổ đông có thể rút vốn theo 2 cách:

Cổ đông bán lại cổ phần cho công ty

  • Trong trường hợp cổ đông phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông công ty, các cổ đông có quyền bán lại cổ phần của mình cho công ty.
  • Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thì cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình phải gửi yêu cầu đến công ty (Yêu cầu này phải được lập thành văn bản với các nội dung sau: tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại).
  • Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trên, công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông có yêu cầu với giá thị trường hoặc giá được tính theo quy định được ghi trong điều lệ của công ty.

Cổ đông chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho người khác

Luật Doanh nghiệp cho phép các cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ các trường hợp sau:

  • Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (không phải cổ đông sáng lập) nếu được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
  • Trong Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng và được nêu rõ trong cổ phiếu.

Lưu ý: hợp đồng chuyển nhượng phải có đầy đủ chữ ký của hai bên (chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng). Nếu các bên là pháp nhân thì do đại diện theo ủy quyền ký.

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần

(thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần)

 

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

Cần chuẩn bị các thông tin/giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với ầu tư nước ngoài)
  • Giấy chứng nhận mã số thuế
  • Mức vốn điều lệ dự định thay đổi

Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty gồm:

  • Thông báo của người là đại diện pháp luật về việc tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp
  • Biên bản họp về việc tăng/giảm vốn điều lệ doanh nghiệp
  • Quyết định của chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh

Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp

Bước 4: Dựa vào ngày hẹn trên biên nhận, doanh nghiệp đến nhận lại kết quả tại phòng đăng ký kinh doanh.

Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp quý bạn hiểu rõ hơn các vấn đề và quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vốn điều lệ xin hãy liên hệ với công ty Tax Uy Danh chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Mô tả: pháp luật quy định về vốn điều lệ công ty cổ phần, rút vốn, thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần.