NỘI DUNG VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội rất quan trọng đối với người lao động nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vì vậy Uy Danh sẽ giải thích rõ luật về bảo hiểm xã hội cho các bạn. Ở bài viết này, Uy Danh sẽ làm rõ về nội dung và cơ quan quản lý nhà nước về BHXH. Các bạn cùng theo dõi nhé!

I. Cơ  sở pháp lý

●      Điều 7, điều 8 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016.

●      Điều 5 Nghị định 152/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2007

II. Nội dung quản lý nhà nước về BHXH

1.     Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.

2.     Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3.     Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

4.     Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

5.     Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

6.     Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại , tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

7.     Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

III.  Cơ quan quản lý nhà nước về BHXH

1.     Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, chỉ đạo xây dựng, ban hành và thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội.

2.     Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội bao gồm:

a.   Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b.  Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện công tác thống kê, thông tin; tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c.   Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d.  Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội;

e.   Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

f.    Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội;

g.  Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.

3.     Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a.       Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội;

b.      Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;

c.       Thực hiện báo cáo với cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạn quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của mình.

4.     Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a.       Theo dõi, triển khai thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội;

b.      Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;

c.       Kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền;

d.      Hàng năm gửi báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5.     Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

IV.  Kết luận

Vậy nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội gồm có: Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội; tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội và các nội dung khác đã được trình bày rõ như trên. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và các cơ quan khác đã được nêu rõ ở phần trên.

V. Thông tin liên hệ

Vậy trên đây là nội dung bảo hiểm xã hội về nội dung và cơ quan quản lý nhà nước. Uy danh mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm phần nào về bảo hiểm xã hội. Nếu bạn còn thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

●      Mã số thuế: 0315.367.844                          Hotline: 0968.55.57.59

●       Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

●      Website: uydanh.vn                                    Email: info@uydanh.vn