Những ngành nghề có chứng chỉ hành nghề của giám đốc

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp  có điều kiện đòi hỏi doanh nghiệp có thể tiến hành thay đổi để đáp ứng đầy đủ điều kiện đó trước khi hoạt động kinh doanh.

 Tuy nhiên, có một số lĩnh vực bạn cần có thêm chứng chỉ hành nghề (CCHN) bổ sung trước khi cung cấp dịch vụ,… cho khách hàng.

ngành nghề có chứng chỉ hành nghề của giám đốc

Những ngành nghề có chứng chỉ hành nghề của giám đốc

Việc chứng chỉ hành nghề thông thường là một thủ tục do luật quy định. Vậy chứng chỉ hành nghề là gì ?, lý do một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề ?,… Những thắc mắc này, sẽ được giải đáp trong bài viết một cách cụ thể cho bạn, hãy cùng UY DANH tìm hiểu nhé.

Chứng chỉ hành nghề là gì?

Khái niệm

  • Chứng chỉ hành nghề (CCHN) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp để hoạt động trong một ngành nghề nào đó.
  • Chứng chỉ hành nghề còn gây ảnh hưởng đến quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.

Đối tượng nào phải có chứng chỉ hành nghề

  • Tùy thuộc vào tính chất của ngành nghề và nhu cầu cần quản lý, Nhà nước xác định cụ thể những ngành nghề mà người hoạt động trong ngành nghề đó phải có CCHN.
  • Cần lưu ý: trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có CCHN và được tổ chức theo các loại hình trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần, ít nhất một người quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có CCHN.

Đối tượng có chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề (nguồn internet)

Lý do một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề ?

Một số lý do yêu cầu chứng chỉ hành nghề

  1. Với một số ngành nghề kinh doanh, yêu cầu về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết.
  1. Chứng chỉ hành nghề được xem là điều kiện nhân sự bắt buộc đối với các doanh nghiệp phải đáp ứng để được hoạt động kinh doanh ngành nghề yêu cầu chứng chỉ.
  1. Đây là điều kiện ràng buộc để bảo đảm trong suốt quá trình kinh doanh, công ty có nghĩa vụ tuyển nhân viên hoặc giám đốc có chứng chỉ hành nghề nhằm tuân thủ đạo đức kinh doanh cũng như tăng tính chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Các trường hợp phổ biến hành nghề công ty

  • Yêu cầu giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu công ty có sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
  • Yêu cầu giám đốc và ít nhất một cán bộ chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề.

CCHN có ảnh hưởng như thế nào ?

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của CCHN đối với doanh nghiệp là trong quá trình lập doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • CCHN được xem là một điều kiện về nhân sự mà doanh nghiệp bắt buộc phải đáp ứng để được cấp phép kinh doanh ngành nghề mà theo quy định phải có CCHN.
  • Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, ngoài việc chọn mã ngành cấp 4 theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải ghi thêm chi tiết hoặc bổ sung mã ngành cấp 5 ngành nghề mà mình kinh doanh theo văn bản pháp luật ghi nhận ngành nghề đó.
  • Đồng thời, trong hoạt động phát triển doanh nghiệp phải duy trì điều kiện về CCHN theo quy định. Nếu không đảm bảo đủ điều kiện này doanh nghiệp có thể rơi vào trường hợp không còn đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề đã đăng ký nữa.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng quyết định:

  • Điều 1.Công bố điều chỉnh Bộ câu hỏi phục vụ sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-BXD ngày 10/10/2017 của Bộ Xây dựng tổ hợp lĩnh vực theo quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ kèm theo Quyết định này.
  • Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời gian thực hiện nếu có góp ý nội dung Bộ câu hỏi, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Cục Quản lý hoạt động xây dựng để tổng hợp, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung.
  • Điều 3.Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác sát hạch phục vụ cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Danh sách ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề

  1. Kinh doanh dịch vụ quản lý: chứng chỉ hành nghề Luật sư, người đứng đầu tổ chức hoặc thành viên của Công ty luật hợp danh.
  1. Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân: chứng chỉ hành nghề bác sĩ y học cổ truyền; Trưởng Phòng Khám, Chủ cơ sở.
  1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền) chứng chỉ đại diện sở hữu công nghiệp, Giám đốc.

Trên đây là bài viết chia sẻ của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu về những ngành nghề có chứng chỉ hành nghề. Nếu quý bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hay tìm hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan tới ngành nghề có chứng chỉ hành nghề thì đừng ngần ngại hãy liên hệ tới Công ty Tax Uy Danh qua Hotline 0968.555.759 Để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn một cách nhanh nhất.Trân trọng cảm ơn