Hướng dẫn hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ?

Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là bước chuẩn bị quan trọng nhất khi cần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ cần phải đầy đủ và chính xác thì khi đi làm thủ tục bạn mới được giải quyết ngay. Có rất nhiều trường hợp hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư sai, thiếu sót thì sẽ bị trả về lại thì rất tốn công và tốn thời gian. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho quý bạn đọc cụ thể hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đầy đủ nhất theo từng trường hợp cụ thể.

Hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Căn cứ pháp lý

  • Luật đầu tư số 67/2014/QH13;
  • Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13;
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

Trường hợp cần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Khi có thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư, thì chủ đầu tư hay người có trách nhiệm quản lý cần phải thay đổi sớm nhất có thể để các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kịp thời nắm bắt. Nếu quá thời hạn cho phép mà doanh nghiệp không thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư thì sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy nên hãy tìm hiểu và thực hiện thủ tục thay đổi sớm nhất để tránh phạt, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau này.

>>> XEM CHI TIẾT: NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ>>>

Thành phần hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

1.     Đối với sự án đầu tư không phải xin cấp quyết đinh chủ trương đầu tư

  • Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Bản sao hộ chiếu, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Văn bản chứng minh tài chính: Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
  • Báo cáo đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
    • Trường hợp thay đổi phải cấp giấy phép kinh doanh cần cung cấp: báo cáo tài chính có lãi 02 năm gần nhất/ hoặc tài liệu chứng minh năng lực tài chính thực hiện hoạt động phân phối hàng hóa. Báo cáo thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và liên quan đến mua bán hàng hóa.
    • Trường hợp thay đổi trụ sở cần cung cấp:  Giấy tờ về trụ sở bao gồm: bản công chứng Hợp đồng thuê trụ sở, bản công chứng Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương);
    • Trường hợp thay đổi vốn đầu tư cần cung cấp: Xác nhận ngân hàng đối với tài khoản vốn chứng minh công ty đã góp đủ vốn (nếu Báo cáo tài chính không thể hiện công ty đã góp đủ vốn);  xác nhận ngân hàng hoặc tài liệu chứng minh phần vốn góp tăng thêm;
    • Trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật cần cung cấp: Hộ chiếu công chứng, xác nhận cư trú/ thẻ tạm trú công chứng của đại diện theo pháp luật mới;
    • Trường hợp thay đổi thông tin nhà đầu tư, người đại diện của nhà đầu tư: bản công chứng: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, hộ chiếu mới hoặc văn bản thể hiện thông tin mới/ chứng minh sự thay đổi thông tin;

2.    Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư

2.1.  Của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Nhà đầu tư nộp hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư.

2.2.          Của Thủ tướng chính phủ

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ gồm:

  • Các hồ sơ như hồ sơ thực hiện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

2.3.          Của Quốc hội

Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án đầu tư. Hồ sơ bao gồm:

  • Các hồ sơ như hồ sơ thực hiện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);
  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;
  • Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có).

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư

Thẩm quyền điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

  1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

  • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Sở kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp trên.

Thời hạn giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

>>> THAM KHẢO: LỆ PHÍ ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ>>>

Đây là bài viết Hướng dẫn hồ sơ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của UY DANH. Quý bạn đọc còn thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn kỹ hơn về Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư có thể gọi ngay vào HOTLINE bên dưới để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ nhanh nhất. Chúng tôi xin cảm ơn!