ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN ĐỐI VỚI BHXH BẮT BUỘC

Phụ nữ mang thai đến kỳ sinh nở thường rất quan tâm về việc được hưởng chế độ thai sản đối với BHXH bắt buộc. Tuy nhiên không phải bất cứ ai đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) là được hưởng chế độ thai sản. Vậy đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với BHXH bắt buộc cụ thể như thế nào? Dưới đây, Uy Danh sẽ chia sẻ thông tin để mẹ bầu tham khảo nhé!

I. Căn cứ pháp lý

Theo điều 2, điều 30, điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội số: 58/2014/QH13 có hiệu lực ngày 01/01/2016.

II. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

III. Điều kiện hưởng chế độ thai sản 

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

IV. Kết luận

Như vậy, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, đối tượng áp dụng chế độ thai sản được trình bày cụ thể như trên. Đối với điều kiện hưởng chế độ thai sản, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thời giam bắt buộc.

V. Thông tin liên hệ

Hy vọng những thông tin Uy Danh cung cấp trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đối tượng áp dụng và điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với BHXH bắt buộc. Nếu bạn có thắc mắc về Dịch vụ kế toán pháp lý, nhân sự cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với Uy Danh qua các kênh sau đây, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất, hiệu quả nhất!

Uy Danh – Uy tín quý hơn vàng!

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

● Mã số thuế: 0315.367.844 Hotline: 0968.55.57.59

● Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

● Website: uydanh.vn Email: info@uydanh.vn