Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là giấy phép bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Doanh nghiệp không thể hoạt động và sẽ bị xử phạt nếu phát hiện không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vậy trường hợp nào không cần phải xin giấy chứng nhận VSATTP, cần những điều kiện gì để xin được giấy chứng nhận,chuẩn bị hồ sơ ra sao, thủ tục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP cho quý bạn đọc.

cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vsattp

Cơ sở đủ điều kiện VSATTP

Trường hợp không cần phải xin Giấy chứng nhận VSATTP

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị Định này”. Trừ các cơ sở sau đây “KHÔNG” thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố.
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Điều kiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP

Theo khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm 2010, điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP bao gồm:

  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật An toàn thực phẩm 2010;
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương

  • Điều kiện chung: Cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: cơ sở kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo.
  • Điều kiện riêng:
  1. Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
    1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm a mục này và có công suất thiết kế sản xuất:
      • Rượu: nhỏ hơn 03 triệu lít sản phẩm/năm;
      • Bia: nhỏ hơn 50 triệu lít sản phẩm/năm;
      • Nước giải khát: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;
      • Sữa chế biến: nhỏ hơn 20 triệu lít sản phẩm/năm;
      • Dầu thực vật: nhỏ hơn 50 ngàn tấn sản phẩm/năm;
      • Bánh kẹo: nhỏ hơn 20 ngàn tấn sản phẩm/năm;
      • Bột và tinh bột: nhỏ hơn 100 ngàn tấn sản phẩm/năm.

Thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ cần đáp ứng điều kiện theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010.

Thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế

Tuân thủ các quy định tại Điều 19, 20, 21, 22, 25, 26 và Điều 27 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:

  • Quy trình sản xuất thực phẩm được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
  • Tường, trần, nền nhà khu vực sản xuất, kinh doanh, kho sản phẩm không thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc;
  • Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm dễ làm vệ sinh, không thôi nhiễm chất độc hại và không gây ô nhiễm đối với thực phẩm;
  • Có ủng hoặc giầy, dép để sử dụng riêng trong khu vực sản xuất thực phẩm;
  • Bảo đảm không có côn trùng và động vật gây hại xâm nhập vào khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; không sử dụng hoá chất diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất và kho chứa thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm;
  • Không bày bán hoá chất dùng cho mục đích khác trong cơ sở kinh doanh phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
  • Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP

Đây là khâu rất quan trọng và mất nhiều thời gian trong thủ tục xin giấy chứng nhận VSATTP. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ trước khi nộp hồ sơ. Vì khi đi nộp hồ sơ mà thành phần hồ sơ, nội dung không đúng thì bạn sẽ mất nhiều công sức.

>> XEM CHI TIẾT HỒ SƠ: Hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện VSATTP<<<

Giay chung nhan co so du dieu kien ATTP

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Thời hạn của Giấy chứng nhận VSATTP

Theo Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, cho dù là được bất cứ Bộ nào cấp thì Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cũng đều có giá trị 03 năm kể từ ngày cấp. Và doanh nghiệp phải tiến hành xin cấp lại giấy phép trong thời gian 6 tháng trước khi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm hết thời hạn theo quy định của Pháp luật.

>>> XEM THỦ TỤC GIA HẠN : Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận VSATTP

Thời gian xin cấp Giấy chứng nhận VSATTP

  • Bộ Y tế: 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định đạt yêu cầu.
  • Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Bộ Công thương: 05 ngày làm việc kể từ kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “ĐẠT”.

Xử phạt đối với trường hợp không có Giấy phép VSATTP

Nếu bạn kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận VSATTP thì sẽ bị xử phạt theo Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Cụ thể mức phạt như sau:

>>> MỨC XỬ PHẠT KHI KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN VSATTP<<<

Chi phí cấp giấy chứng nhận VSATTP

Chi phí cho thủ tục cấp giấy chứng nhận VSATTP có khá nhiều khoản phải thanh toán. Bạn cần phải biết khi tiến hành thủ tục này sẽ có những chi phí gì để chuẩn bị tốt nhất có thể. Chi phí chúng tôi đưa ra là giá thẩm định tương đối với mặt bằng chung. Không phải Cơ quan nào giá cũng giống nhau hoàn toàn, nếu có thay đổi thì chỉ xê dịch một khoản nhỏ chứ không nhiều.

>>> XEM CHI PHÍ TẠI ĐÂY: CHI PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM<<<

Dịch vụ cấp giấy chứng nhận VSATTP

Nếu bạn đang có ý định kinh doanh, sản xuất thực phẩm và bạn nằm trong danh sách những đối tượng cần phải Cấp giấy chứng nhận VSATTP thì hãy nhanh tay thực hiện ngay Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận VSATTP. Đừng mạo hiểm chỉ vì sợ tốn một ít chi phí mà không Cấp giấy phép sẽ bị phạt rất nặng. Nếu bạn đang tìm Dịch vụ xin cấp Giấy phép VSATTP nhưng không biết ở đâu mới UY TÍN – HIỆU QUẢ thì tham khảo ngay Dịch vụ cấp giấy Vệ sinh an toàn thực phẩm của UY DANH chúng tôi.

>>> DỊCH VỤ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM<<<

Đây là bài viết giải đáp thắc mắc về Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng tôi. Quý bạn đọc có thắc mắc muốn tìm hiểu sâu hơn hay cần tư vấn thêm về Dịch vụ  xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm xin vui lòng liên hệ qua HOTLINEEMAIL bên dưới để được UY DANH chúng tôi tư vấn miễn phí. Chúng tôi xin cảm ơn.