Cách tính thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán

Có nhiều bạn sẽ thắc mắc cách tính thuế GTGT và thuế TNCN, các loại thuế này rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Là cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì cần biết cách tính và nộp thuế theo phương pháp khoán. Để giải đáp các thắc mắc, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm cho mình câu trả lời. Bài viết có đầy đủ đối tượng nộp thuế và cách tính, trong đó hướng dẫn bạn một hồ sơ khai thuế hoàn chỉnh theo phương pháp khoán.

I. Cơ sở pháp lí

Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006 ban hành ngày 29/11/2006

Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC ban hành ngày 15/06/2015

Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

II. Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán

  1. Theo Điều 38 Luật Quản lý thuế 2006 các trường hợp nộp thuế gồm:
  2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ
  3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế
  4. Theo Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC
  5. Cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ:
  6. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
  7. Cá nhân cho thuê tài sản
  8. Cá nhân trực tiếp ký hợp đồng làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
  9. Tuy nhiên cá nhân chỉ nộp thuế GTGT và thuế TNCN khi có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên.

III. Cách tính thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC được xác định như sau:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT × Tỷ lệ thuế GTGT

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN × Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế

  • Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề, …
  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế
  • Thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

1.    Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

a.      Phân phối, cung cấp hàng hóa:

  • Tỷ lệ thuế GTGT là 1%;
  • Tỷ lệ thuế TNCN là 0.5%.

b.      Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu:

  • Tỷ lệ thuế GTGT là 5%;
  • Tỷ lệ thuế TNCN là 2%.

c.      Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:

  • Tỷ lệ thuế GTGT là 3%;
  • Tỷ lệ thuế TNCN là 1.5%.

d.      Hoạt động kinh doanh khác:

  • Tỷ lệ thuế GTGT là 2%;
  • Tỷ lệ thuế TNCN là 1%.

2.    Thời điểm xác định doanh thu tính thuế

a.      Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước tính thuế.

b.      Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm

c.      Thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh

d.      Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định như sau:

❖      Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng nếu thời điểm lập hóa đơn trước thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa.

❖      Đối với hoạt động vận tải, cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.

❖      Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành.

IV. Nguyên tắc khai thuế

1.     Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế khoán một năm một lần tại Chi cục Thuế nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh và không phải quyết toán thuế

2.     Cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì ngoài việc khai doanh thu khoán

3.     Cá nhân tự khai và nộp thuế đối với doanh thu trên hóa đơn theo quý.

4.     Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá nhân, không xác định được doanh thu kinh doanh

5.     Thì cá nhân ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay theo phương pháp khoán.

6.     Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế thay cho cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.

V. Hồ sơ khai thuế

Từ ngày 20 tháng 11 đến ngày 05 tháng 12 của hằng năm, cơ quan thuế phát Tờ khai thuế năm sau cho tất cả các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán.

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán cụ thể như sau:

1.     Cá nhân nộp thuế khoán khai thuế đối với doanh thu khoán theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.

2.     Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì cá nhân khai doanh thu theo hóa đơn vào Báo cáo sử dụng hóa đơn theo mẫu số 01/BCSDHĐ-CNKD ban hành

3.     Kèm theo Thông tư này và không phải lập, nộp Báo cáo sử dụng hóa đơn ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

4.     Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay

5.     Thì tổ chức khai thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng).

VI. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán

  1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước năm tính thuế
  2. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán mới ra kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh trong năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh. 
  3. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn chậm nhất là ngày thứ ba mươi (30) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế

VII. Kết luận

Bài viết đã tổng hợp sơ bộ các thông tin mà người nộp thuế cần biết để cách tính thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán. Trong đó cần lưu ý các ý sau: đối tượng nộp thuế, tỷ lệ thuế trên doanh thu dựa vào từng ngành hàng kinh doanh và thời điểm xác định doanh thu. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khai thuế và lưu ý thời hạn nộp hồ sơ.

VIII. Thông tin liên hệ

Trên đây, Uy Danh đã giới thiệu chi tiết các vấn đề liên quan đến cách tính thuế GTGT và thuế TNCN theo phương pháp khoán, và các thủ tục liên quan. Nếu còn một số thắc mắc về vấn đề trên hoặc gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể liên hệ tư vấn tại Uy Danh

Uy Danh là Công ty Dịch vụ kế toán và Thành lập doanh nghiệp mang đến sự lựa chọn hàng đầu của quý doanh nghiệp, cam kết cung cấp dịch vụ chất lượng – uy tín tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Hãy liên hệ ngay đến với Uy Danh để được tư vấn miễn phí và giải đáp những thắc mắc của Quý khách hàng.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

  • Mã số thuế: 0315.367.844             Hotline: 0968.55.57.59
  • Địa chỉ: 45D Đường D5, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Website: uydanh.vn                        Email: info@uydanh.vn