CÁC KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU

Các khoản chiết khấu bán hàng được coi như một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông tư 200/2014/TT-BTC các tài khoản 531, 532, 521 giờ gộp chung thành tài khoản 521 thành các khoản giảm trừ doanh thu. Vậy để có thể hiểu các khoản giảm trừ doanh thu là gì và bao gồm những mục nào mời bạn cùng Công Ty Tax Uy Danh tìm hiểu nhé!

Giảm trừ doanh thu là gì?

  • Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

Tài khoản phản ánh.

  • Kế toán sử dụng tài khoản 521: “các khoản giảm trừ doanh thu” để hạch toán các khoản nêu trên. Cụ thể:
  • Chiết khấu thương mại: TK 5211
  • Giảm giá hàng bán: TK 5213
  • Hàng bán bị trả lại: TK 5212
Bên nợBên có
– Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;

– Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;

– Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.
Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ.

Việc điều chỉnh giảm doanh  thu thực hiện như thế nào.

  • Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;
  • Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
  • Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
  • Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).

Cách  hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế trong kỳ

Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ

⮚Hạch toán:

  • Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)

Có các TK 111, 112, 131, …

  • Trường hợp sản phẩm, hàng hoá đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì khoản giảm giá hàng bán cho người mua, ghi:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5213)

Có các TK 111, 112, 131, …

Hàng bán bị trả lại.

⮚Hạch toán:

  • Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:
  • Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Nợ TK 156 – Hàng hóa

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

  • Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (đối với hàng hóa)

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất (đối với sản phẩm)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

  • Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:
  • Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) (thuế GTGT hàng bị trả lại)

Có các TK 111, 112, 131, …

  • Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại

Có các TK 111, 112, 131, …

  • Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334, …

Kết chuyển cuối kỳ.

  • Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

 

Như vậy, các khoản giảm giảm doanh thu ảnh hưởng phần lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết đã mang lại những kiến thức hữu ích cho công việc kinh doanh của bạn. Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ nhé!

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN TAX UY DANH

Điện thoại: 0968.55.57.59

Webside: uydanh.vn

Email: info@uydanh.vn